(Xây dựng) - Vụ việc Công ty Kim Oanh đã gửi đơn kêu cứu, tố cáo Thẩm phán Lê Thị Phơ - Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm về pháp luật tố tụng trong việc thụ lý vụ án và ban hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với nội dung: “Cấm chuyển dịch về tài sản dưới mọi hình thức đối với các tài sản là quyền sử dụng đất thuộc Dự án Khu dân cư Hòa Lân, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Trên Đài truyền hình Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam – Cơ quan của Bộ Tư pháp, một số Luật sư và nhà báo cũng không đồng tình với việc thụ lý vụ án của Thẩm phán. Đối chiếu các quy định pháp luật, họ cho rằng việc làm này không đúng pháp luật. Việc ban hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật của Thẩm phán Lê Thị Phơ đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp Kim Oanh nhiều tỷ đồng; có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã nhiều lần giải trình, đưa ra các chứng cứ pháp luật nhưng Thẩm phán Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận… Tất cả vẫn rơi vào im lặng.
Qua các tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp, Báo điện tử Xây dựng cho rằng: Việc thụ lý vụ án tranh chấp bất động sản tại Dự án Khu dân cư Hòa Lân, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là trái với khoản c, Điều 39, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Vụ án dân sự này không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán, theo giải thích của bà: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Phú (Công ty TNHH Thiên Phú - PV) có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí bảo lãnh là chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá. Công ty TNHH Thiên Phú xin chịu hoàn toàn chi phí bán đấu giá đã thực hiện ngoài ra không còn thiệt hại nào khác (với giá trị tương ứng một tỷ đồng).
Tại sao việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lại phụ thuộc vào yêu cầu của Công ty TNHH Thiên Phú? Với quyết định này bản chất là áp dụng cho việc “mua bán tài sản đấu giá” với giá trị hợp đồng gần 1.500 tỷ đồng. Vậy Thẩm phán hiểu thế nào trong trường hợp này? Thiệt hại và cái giá phải trả cho quyết định này là rất lớn chứ không phải là một tỷ đồng.
Chưa hết, ngày 29/2/2020, ông Bùi Thế Sơn xưng danh là đại diện theo pháp luật – Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú đã làm đơn khiếu nại Báo điện tử Xây dựng, đồng thời gửi đi nhiều nơi. Trong đơn ông cho rằng Báo điện tử Xây dựng đăng các bài viết là thiếu căn cứ pháp luật, sao chép lại của Báo Pháp luật… đồng thời ông yêu cầu Báo điện tử Xây dựng phải đăng cải chính và xin lỗi công ty của ông.
Mặc dù những bài báo đăng trên Báo điện tử Xây dựng không nhằm vào công ty này, nhưng ngày 9/3/2020, Tổng Biên tập 789club ios đã có văn bản trả lời đơn khiếu nại của ông Bùi Thế Sơn. Trong văn bản trả lời cũng đã đề nghị ông Sơn cần có cuộc làm việc cụ thể với tác giả bài viết và Ban Biên tập, cung cấp bổ sung tài liệu để Báo điện tử Xây dựng xem xét các kiến nghị của ông. Nhưng từ đó tới nay cũng không thấy ông Bùi Thế Sơn hồi âm.
Chúng tôi cho rằng, một dự án do Công ty TNHH Thiên Phú làm chủ đã đắp chiếu hơn 10 năm. Công ty này đã thế chấp toàn bộ dự án cho Ngân hàng Agribank Chợ Lớn để vay một khoản tiền lớn nhưng không thực hiện dự án. Mãi tới ngày 17/4/2015, Công ty TNHH Thiên Phú và Agribank Chợ Lớn mới ký biên bản thỏa thuận về việc “xử lý tài sản” để đảm bảo thu hồi công nợ của Công ty TNHH Thiên Phú.
Sau 12 lần bán đấu giá theo đúng các trình tự quy định của pháp luật (kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp), Công ty Kim Oanh đã trúng đấu giá với số tiền là 1.353 tỷ đồng (cao hơn giá khởi điểm là 390 tỷ đồng). Ngày 1/7/2017, Công ty Nam Sài Gòn, Agribank Chợ Lớn và Công ty Kim Oanh ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá số 01-10/2017/HĐMBTSĐG. Hợp đồng được Văn phòng công chứng Thành Phố Mới công chứng. Trong quá trình thực hiện bán đấu giá có đại diện của Công ty TNHH Thiên Phú.
Đến thời điểm Công ty TNHH Thiên Phú khởi kiện thì việc thanh toán giữa Công ty Kim Oanh và Ngân hàng Agribank đã thực hiện xong. Ngoài việc Công ty Kim Oanh thanh toán đủ số tiền đấu giá còn phải thanh toán số tiền chậm trả, tiền thuế, các chi phí khác mà Công ty TNHH Thiên Phú chưa giải quyết xong. Nguyên nhân chính của việc chậm trả là do khi bàn giao đất giữa Ngân hàng Agribank Chợ Lớn, Công ty TNHH Thiên Phú cho Công ty Kim Oanh bị thiếu 8.452m2 đất, đồng thời Công ty TNHH Thiên Phú đã không phối hợp như thỏa thuận ban đầu mà còn gây nhiều khó khăn cho Công ty Kim Oanh.
Nghiên cứu toàn bộ sự việc xảy ra cho thấy, vụ án có nhiều yếu tố khuất tất, tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo? Thật khó hiểu? Thẩm phán Lê Thị Phơ hầu như không nhận ra và vẫn tiếp tục thụ lý vụ án.
Ngày 29/3/2020, tại Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã thông báo: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thiên Phú, tỉnh Bình Dương. Theo kết quả điều tra xác định: Bùi Thế Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú đã chỉ đạo 2 Phó Giám đốc là Trần Văn Tấn và Đặng Bình Anh Trọng lập “khống” danh sách 14 hộ dân nằm trong diện đền bù, bồi thường tái định cư của Dự án Khu dân cư Hòa Lân, tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương để chiếm đoạt 29,8 tỷ đồng…
Sự việc đã rõ, xin hỏi ông Huỳnh Ngọc Ánh – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Quận 7, bà Hoàng Thị Bích Thảo – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Quận 7 và Thẩm phán Lê Thị Phơ suy nghĩ thế nào về chuyện này? Vụ án có cần tiếp tục thụ lý và xét xử hay không?
Dư luận cho rằng trong vụ án lừa đảo do Bộ Công an khởi tố này cũng cần mở rộng điều tra xem liệu có tổ chức, cá nhân nào “chống lưng”, tiếp tay để xảy ra tình trạng lừa đảo mà Bộ Công an đã khởi tố không? Bị can Bùi Thế Sơn sẽ không thể không nói rõ điều này.
Duy Nguyên
Theo