Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 18:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Việc thụ lý vụ án của thẩm phán Tòa án quận 7 có đúng thẩm quyền?

16:28 | 17/02/2020

(Xây dựng) - Trở lại bài báo “Doanh nghiệp tố cáo thẩm phán vi phạm luật” đăng trên Báo điện tử Xây dựng ngày 14/02/2020. Như bài báo đã nêu, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn) đã ký các hợp đồng tín dụng cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Phú (Công ty Thiên Phú). Theo Kết luận số 62/KL-TTR ngày 24/12/2018 của Thanh tra Bộ Tư pháp (Kết luận thanh tra) từ năm 2003 – 26/4/2013 tổng số tiền Công ty Thiên Phú vay của Ngân hàng Agribank Chợ Lớn để đầu tư vào dự án Hòa Lân là 1.117.689.720.000 đồng.

viec thu ly vu an cua tham phan toa an quan 7 co dung tham quyen
Dự án Hòa Lân.

Sau hàng chục năm dự án nằm “đắp chiều” do Công ty Thiên Phú gặp khó khăn về tài chính không có nguồn thu để trả nợ Agribank Chợ Lớn, nên ngày 17/4/2015, Công ty Thiên Phú đã ký biên bản thỏa thuận giao tài sản để Agribank Chợ Lớn xử lý thu hồi nợ. Nội dung cơ bản như sau:

“Công ty Thiên Phú tự nguyện bàn giao, giao toàn bộ tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản, công trình khác (nếu có) gắn liền với đất của Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với toàn bộ giấy tờ, hồ sơ pháp lý đã được các cấp, các ngành và UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, cho phép Công ty Thiên Phú được thực hiện việc đầu tư dự án nói trên (hiện đang được Agribank Chợ Lớn lưu giữ theo quy định) cho Agribank Chợ Lớn được toàn quyền xử lý, phát mãi tài sản kèm theo hồ sơ pháp lý của dự án trên thông qua tổ chức đấu giá để thu hồi nợ của Công ty Thiên Phú theo quy định của pháp luật”.

Sau 12 lần thực hiện đấu giá, Công ty A Đông Hải (nay là Công ty Kim Oanh) đã trúng đấu giá với số tiền là 1.353 tỷ đồng (cao hơn giá khởi điểm là 390 tỷ đồng). Ngày 01/7/2017, Công ty Nam Sài Gòn, Agribank Chợ Lớn và Công ty Kim Oanh ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá số 01-10/2017/HĐMBTSĐG. Hợp đồng được Văn phòng công chứng Thành Phố Mới công chứng.

Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều đơn tố cáo của công dân. Nội dung đơn, tố cáo công ty đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản đã có nhiều sai phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ tài sản và người có nhu cầu đăng ký tham gia đấu giá tài sản. Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành xem xét các cơ sở pháp luật về việc đấu giá và đã đi đến kết luận. Trong kết luận đã nêu rõ 3 nội dung chính mà công dân tố cáo:

Nội dung tố cáo: “Việc đấu giá tài sản không được thông báo, niêm yết công khai theo quy định của pháp luật, cố tình che giấu thông tin bán đấu giá làm cho người có nhu cầu mua tài sản không nắm được thông tin đăng ký mua tài sản” là không có cơ sở.

Nội dung tố cáo: “Công ty đấu giá cố tình hạn chế các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia đấu giá bằng những hành vi trái pháp luật như: Che giấu thông tin, không bán hồ sơ cho người có nhu cầu đăng ký mua tài sản” là không có cơ sở.

Nội dung tố cáo: “Công ty đấu giá không thẩm định rõ năng lực tài chính của các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá nên sau khi thực hiện việc đặt cọc và tham gia đấu giá thành, Công ty Xây dựng A Đông Hải (TNHH) không đủ năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng mua trúng đấu giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ tài sản và người có nhu cầu đấu giá tài sản” là không có cơ sở.

Trong kết luận cũng nêu rõ một số sai phạm trong việc đấu giá như: Việc không kiểm tra lại số liệu đất đai của công ty đấu giá; việc cam kết trả tiền một lần hay nhiều lần của Công ty Kim Oanh… đã dẫn đến việc thanh toán kéo dài.

Điều đáng lưu ý ở đây là nội dung đơn khởi kiện của Công ty Thiên Phú có nhiều vấn đề trùng với các đơn khởi kiện của công dân mà Thanh tra Bộ Tư pháp đã kết luận (3 vấn đề nêu trên) và yêu cầu khởi kiện của Công ty Thiên Phú ngày 14/2/2019 là “1.Tuyên hợp đồng mua bán tài sản số 01-10/2017/HĐMBTSĐG được Văn phòng công chứng Thành Phố Mới, tỉnh Bình Dương công chứng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. 2. Hủy kết quả bán đấu giá tài sản là Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Nội dung Thông báo thụ lý số 20/2019/TB-TLVA ngày 27/2/2019, thẩm phán lại xác định đối tượng và quan hệ pháp luật tranh chấp là “hợp đồng bán đấu giá ngày 17/6/2015” là không đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Theo đơn khởi kiện bổ sung của Công ty Thiên Phú ngày 10/3/2019, một lần nữa nguyên đơn xác định lại yêu cầu khởi kiện ban đầu là “tuyên hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá”… và bổ sung yêu cầu khởi kiện là “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Tuy nhiên, theo thông báo thụ lý (bổ sung) số 20A/2019/TB-TLVA ngày 13/3/2019, thẩm phán lại một lần nữa xác định đối tượng và quan hệ tranh chấp là “hợp đồng bán đấu giá ngày 17/6/2015” là không đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Trong việc thụ lý đơn khởi kiện ngoài việc thẩm phán Lê Thị Phơ xác định đối tượng và quan hệ tranh chấp “hợp đồng bán đấu giá” là không đúng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, việc khởi kiện một đằng xác định quan hệ tranh chấp “một nẻo”; đây thuộc về nghiệp vụ hay có vấn đề gì trong việc thụ lý này? Nếu như đối tượng và quan hệ là tranh chấp “hợp đồng bán đấu giá ngày 17/6/2015” giữa Agribank Chợ Lớn và Công ty Cổ phần dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn, thì vụ việc này đã được Thanh tra của Bộ Tư pháp kết luận (như đã nêu trên). Tuy nhiên trong Kết luận Thanh tra có nêu một số những tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện bán đấu giá như không xác định lại diện tích đất; không xác định rõ việc trả tiền một lần hay nhiều lần giữa Agribank Chợ Lớn và Công ty Kim Oanh, đã dẫn đến việc trả tiền dây dưa kéo dài. Nhưng Công ty Kim Oanh cũng đã trả đủ tiền cho Agribank Chợ Lớn theo hợp đồng mua bán và lãi suất do trả chậm. Thanh tra Bộ Tư pháp cũng cho rằng những tồn tại, vi phạm nêu trên không ảnh hưởng đến bản chất của cuộc đấu giá và cuộc đấu giá cơ bản đúng pháp luật và được tổ chức thực hiện.

Tại sao thẩm phán Lê Thị Phơ lại tiếp tục thụ lý vụ án mà những nội dung đã được Thanh tra Bộ Tư pháp kết luận? Điều đáng nói trong quá trình thụ lý vụ án, thẩm phán lại bổ sung các quan hệ tranh chấp mới “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn có trụ sở tại Bình Dương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (có trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội) là bị đơn. Đây là 2 mối quan hệ tranh chấp khác nhau và có địa chỉ cư trú không thuộc quận 7, thành phố Hồ Chí Minh?.

Mặc dù, Công ty Kim Oanh đã trả xong tiền cho Agribank Chợ Lớn, đã mua toàn bộ tài sản bán đấu giá là toàn quyền sử dụng đất tại Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương thông qua đấu giá hợp pháp và đã được công chứng nhà nước xác nhận việc mua bán, nhưng thẩm phán lại đưa việc tranh chấp mua bán này vào cùng một vụ án để thụ lý, đồng thời đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT “cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp theo quy định điều 121 của Bộ Luật tố tụng dân sự” là trái với quy định của chính điều luật này.

Như vậy, việc thụ lý giải quyết vụ án này bản chất là tranh chấp bất động sản. Theo quy định tại điều 39, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Tại khoản C quy định “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Tranh chấp bất động sản này là Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Việc giải quyết tranh chấp này (nếu có) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những căn cứ pháp luật nêu trên, Công ty Kim Oanh đã tố cáo thẩm phán Lê Thị Phơ về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cố ý ban hành văn bản trái pháp luật. Hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp của thẩm phán Lê Thị Phơ đã xâm phạm trực tiếp đến chính sách của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc thu “nợ xấu”, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp đối với Công ty Kim Oanh và gây tổn thất về kinh tế đối với công ty.

Chúng tôi cho rằng, những vấn đề Công ty Kim Oanh nêu là có cơ sở pháp luật. Chánh án Tòa án nhân dân quận 7, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần sớm vào cuộc để xử lý những vấn đề mà Công ty Kim Oanh đã nêu một cách công khai minh bạch và đúng pháp luật.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load