Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 04:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Cần tăng cường chất lượng cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng

10:12 | 06/12/2019

(Xây dựng) - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bắt đầu từ khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi có quyết định đầu tư; giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 5 năm thậm trí còn lâu hơn tùy theo quy mô dự án. Tuy nhiên, giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, liên quan chủ yếu đến một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, vì vậy các chủ đầu tư thường mất nhiều thời gian cho giai đoạn này nhưng vẫn không đạt được những yêu cầu về chất lượng khâu chuẩn bị đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, nhiều dự án đầu tư sau khi đưa vào sử dụng đã không đạt được những yêu cầu ban đầu đề ra.

can tang cuong chat luong cho giai doan chuan bi dau tu du an dau tu xay dung
Nhiều dự án bất động sản nằm tại những vị trí đắc địa của Hà Nội vẫn chậm trễ, bỏ hoang sau nhiều năm.

Thời gian qua, hệ thống pháp luật trong đầu tư xây dựng đã ngày càng được hoàn thiện góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, chất lượng công trình từng bước được nâng cao. Nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần được tiếp tục đánh giá và có giải pháp tháo gỡ đồng bộ trên các quy định của luật. Theo Bộ Xây dựng, những khó khăn, vướng mắc hiện có ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng.

Theo quy định tại khoản 15, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bắt đầu từ khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi có quyết định đầu tư. Các hoạt động chính trong giai đoạn này gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư. Theo ý kiến của các chủ đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư một dự án đầu tư xây dựng thường mất từ 2 đến 5 năm thậm trí có thể kéo dài hơn nhiều tùy theo quy mô dự án. Vì vậy, trong Luật Đầu tư công cũng cần quy định về kế hoạch vốn cho việc chuẩn bị đầu tư các công trình có kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm đảm bảo điều kiện và thời gian chuẩn bị công tác đầu tư có chất lượng.

Trong giai đoạn này, ghi nhận rất nhiều khó khăn, vướng mắc, liên quan chủ yếu đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Xây dựng. Chẳng hạn, quy định về vốn giữa các Luật chưa thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện.

Theo ông Lê Văn Thịnh - Nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng): Luật Xây dựng năm 2014 đang tồn tại một số vấn đề gây ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Theo khoản 2, Điều 52 của Luật Xây dựng không đề cập đến lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư công cũng như các loại dự án sử dụng nguồn vốn khác. Thực trạng hiện nay, hầu hết các dự án bằng nguồn vốn khác đều không có Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thậm chí không có Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp chỉ có tờ trình là UBND cấp tỉnh có quyết định chủ trương đầu tư.

Luật Xây dựng 2014 quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, nhưng không thẩm định thiết kế công nghệ là trái nguyên tắc thiết kế đi từ ruột ra vỏ. Về chi phí, nội dung thẩm định dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách không thống nhất với thẩm định thiết kế. Thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách không rõ ràng và ôm đồm.

Cần làm rõ, khi nào phải thuê tư vấn thẩm tra dự án, việc thẩm tra dự án có là bắt buộc, cơ quan nào có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt, người quyết định đầu tư có được ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định dự án. Riêng đối với vấn đề thẩm định dự án đầu tư xây dựng, nên quay trở về với các quy định của Luật Xây dựng 2003.

Ông Nguyễn Hoàng Anh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ và xây dựng ALG cho rằng: “Thời gian chuẩn bị dự án phụ thuộc nhiều yếu tố: quy mô, độ phức tạp, năng lực của chủ đầu tư và tư vấn, kinh nghiệm và thực tế loại hình của dự án đặc biệt là vấn đề thu xếp tài chính để thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra. Do vậy năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư, tư vấn đóng vai trò lớn ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị dự án. Cá nhân tôi lại xác định thời gian chuẩn bị dự án có hiệu quả hay không mà không quan niệm là nhanh hay chậm. Nếu không chuẩn bị tốt, nghiên cứu không kỹ thì việc cưỡng bức rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án sẽ gây ra hệ quả xấu cho các bước tiếp theo”.

Để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết: Trước hết, chủ đầu tư cần có năng lực về tài chính; tư vấn cần có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm. Ngoài ra các cơ quan quản lý Nhà nước phải sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư ngay từ giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị dự án.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất cho rằng, một trong những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng là do quy trình xem xét và phê duyệt. “Hiện nay chúng ta đang quản lý đầu vào, chính vì vậy phải xem xét phê duyệt rất nhiều, các thủ tục mất nhiều thời gian dẫn đến việc kéo dài giai đoạn chuẩn bị dự án”.

Trước những vướng mắc đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất: “Nhằm đảm bảo thời gian hợp lý trong quá trình chuẩn bị đầu tư và kiểm soát chất lượng tốt nên chỉ kiểm soát chặt đầu ra, không quản lý đầu vào như hiện nay tất nhiên giải pháp quản lý đầu ra phải quy định đồng bộ cùng các ngành sản xuất khác”.

can tang cuong chat luong cho giai doan chuan bi dau tu du an dau tu xay dung
Đơn giản hóa thủ tục hành chính là một phần quan trọng trong rút ngắn thời gian quá trình chuẩn bị đầu tư.

Theo khảo sát của phóng viên, trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng còn gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, cụ thể là các dự án vốn khác thì việc tiếp cận các thông tin như quy hoạch, kết nối hạ tầng, khảo sát... phục vụ việc nghiên cứu, chuẩn bị dự án là rất hạn chế do dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì cũng không có căn cứ pháp lý để đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp, hướng dẫn, phối hợp; đặc biệt là đối với các cơ quan quản lý quy hoạch các cấp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thiết kế công nghiệp hóa chất chia sẻ: Quá trình chuẩn bị đầu tư gồm: Lập Tiền khả thi (PFS); Lập Khả thi (FS); Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế thi công. Trong mỗi quá trình này đều phải thẩm tra, thẩm định và ra Quyết định. Nội dung và hướng dẫn cũng như tiêu chí đánh giá trong từng giai đoạn còn chưa thật rõ ràng nên khi thẩm tra, thẩm định có thể hiểu nhiều cách khác nhau gây nhiều khó khăn cho cả đơn vị tư vấn và đơn vị thẩm tra, thẩm định. Chi phí cho lập hồ sơ các giai đoạn còn rất thấp nên chất lượng thông tin phục vụ cho việc lập hồ sơ không được cao, dẫn đến chất lượng và giá thành các dự án lớn trong giai đoạn vừa qua đến khi thực hiện vượt tổng mức đầu tư nhiều (do khảo sát thông tin chưa tốt; thời gian chuẩn bị đầu tư và thời gian thực hiện đầu tư bị kéo dài…).

Có thể thấy, kể từ khi được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2015, Luật Xây dựng 2014 đã xác lập các quy định pháp luật để điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng phù hợp thực tiễn. Qua đó, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo dòng chảy phát triển của đất nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng đã có một số yêu cầu mới đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phù hợp thực tiễn. Vì vậy, dự án Luật Sửa đổi đề cập đến những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện dự án.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load