Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 17:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Quản lý chất lượng công trình trong lĩnh vực hạ tầng cấp thoát nước: Trách nhiệm thuộc về ai?

21:35 | 18/11/2020

(Xây dựng) - Không phải ngẫu nghiên mà sự cố của Nhà máy nước sông Đà lại được dư luận quan tâm đến vậy. Sau hơn 20 lần vỡ đường ống ở nhiều vị trí cho đến việc nhiễm dầu thải, việc phân định rõ trách nhiệm trong sự cố lần này, cũng như khi xảy ra sự cố về cấp thoát nước nói chung đang là một câu hỏi cần có lời giải đáp.

Các quy định chung

Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là các cơ quan được phân cấp quản lý và giám sát nguồn nước sạch cho các nhà máy xử lý nước sạch. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phương. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; UBND các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý…

quan ly chat luong cong trinh trong linh vuc ha tang cap thoat nuoc trach nhiem thuoc ve ai
Khắc phục sự cố trong các công trình hạ tầng cấp thoát nước là vô cùng khó khăn.

Đối với đơn vị cấp nước, nơi trực tiếp cung cấp nguồn nước sạch cho người dân phải đảm bảo nhiệm vụ tổ chức sản xuất an toàn, cung cấp ổn định dịch vụ cho các khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và Hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết.

Liên quan đến quản lý nguồn nước và giám sát chất lượng nước, đơn vị cấp nước có trách nhiệm: Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả.

Đến công tác quản lý

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP quy định về bảo đảm cấp nước an toàn, trong đó còn thiếu cụ thể hóa các nội dung bảo vệ hệ thống cấp nước và bảo đảm ổn định dịch vụ cấp nước. Ngày 21/11/2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BXD về hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, sau khi thông tư được ban hành các địa phương đã có những triển khai từ cấp chính quyền đến các đơn vị cấp nước như thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, thành lập tổ nhóm cấp nước an toàn, xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn, xây dựng sổ tay cấp nước an toàn của công ty cấp nước... Tuy nhiên, các hoạt động này đa phần chỉ dừng ở mức thành lập, công bố còn việc quản lý, triển khai chưa thực sự có hiệu quả.

Ông Nguyễn Việt Sơn – Trưởng phòng Giám định 3 (Cục Giám định Nhà nước và chất lượng công trình – Bộ Xây dựng) cho biết, khi có sự cố về hạ tầng cấp thoát nước xảy ra, những đơn vị liên quan đều phải có trách nhiệm như: Chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công, giám sát… chủ đầu tư thì lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công, các chủ thể tham gia tính toán, thiết kế hạ tầng. Tuy nhiên, cần có sự kiểm tra để tìm ra nguyên nhân thuộc về giai đoạn nào thì sẽ quy trách nhiệm về đơn vị chịu trách nhiệm của giai đoạn đó, bên nào làm sai thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm chính. Đối với sự cố nước sạch sông Đà, đây không phải là lần đầu. Sự việc lần này chỉ như giọt nước tràn ly khiến dư luận không thể bình tĩnh, họ cần được bảo vệ, họ cần được “nghe” một lời xin lỗi rõ ràng từ một chủ thể chịu trách nhiệm chính. Ai cũng biết vì có một số cá nhân nào đó đổ dầu thải nên khiến nước bị nhiễm dầu. Nhưng một nhà máy lớn cung cấp nước sạch cho hàng triệu người dân liệu rằng có vô trách nhiệm?

Hoạt động cấp nước là hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu tác động chi phối của nhiều văn bản luật hiện hành (Luật Xây dựng, Quy hoạch, Tài nguyên nước, Doanh nghiệp, Đầu tư… và hơn 90% các công ty cấp nước đã cổ phần hóa) nhưng chưa có văn bản cấp Luật nào quy định khung pháp lý toàn diện và đầy đủ liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Và chế tài cao nhất xử lý các vi phạm tác động đến an ninh, an toàn nguồn nước, công trình cấp nước, quy định về thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn vào cấp Luật là công cụ quản lý toàn diện lĩnh vực cung cấp nước sạch.

Như vậy, từ những quy định chung cho đến luật riêng đều chưa có bất cứ một văn bản nào quy định rõ trách nhiệm thuộc về ai. Từ thực tế cho thấy, sự lúng túng trong xử lý sự cố đã khiến người dân khó khăn lại càng thêm lao đao. Cảnh người dân xếp hàng lấy từng bình nước, cảnh người dân phải đề phòng ở chính nơi mình đang sinh sống, cảnh người dân phải kiểm tra nghi ngờ trong chính nguồn nước của gia đình đã khiến các cơ quan chức năng phải nhìn lại. Đã đến lúc chúng ta cần phải phân định rõ trách nhiệm để đảm bảo chất lượng làm việc, hiệu quả thi công và hơn hết là đảm bảo một cuộc sống an toàn cho nhân dân.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

  • Bình Dương: 10.000 tỷ đồng “tín dụng xanh” đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) – Chiều 6/9, Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhằm khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên.

  • Bài 2: Nước thải trong khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Hiện, Quảng Ninh có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 8 KCN đã đi vào sản xuất; và đã có Hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp quy hoạch phân khu. 6 KCN đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước, có hệ thống quan trắc nước thải tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý nguồn nước sau xử lý xả thải ra môi trường.

  • Hà Nội: Thi công dự án đường rộng 120 – 180m nối 2 cao tốc

    (Xây dựng) – Thành phố Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng triển khai thi công dự án đường nối 2 cao tốc dài 6,7km, mặt cắt ngang 120 – 180m với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load