Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 20:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vai trò của pin lưu trữ năng lượng đối với an ninh năng lượng của Việt Nam

22:35 | 05/09/2024

(Xây dựng) - Việc tích hợp Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam cho thấy triển vọng đầy hứa hẹn trong chuyển đổi năng lượng của quốc gia.

Vai trò của pin lưu trữ năng lượng đối với an ninh năng lượng của Việt Nam

Trong bối cảnh năng lượng tái tạo đang trở thành nền tảng của chiến lược khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh trở nên ngày càng cấp thiết. Điều này đòi hỏi phải quản lý nhu cầu một cách hiệu quả và duy trì động lực triển khai năng lượng tái tạo, cần phải tích hợp các công nghệ tiên tiến như BESS vào các chiến lược phát triển và phục hồi năng lượng của Việt Nam.

Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ ước tính nhu cầu điện năng của Việt Nam tăng trung bình 10% hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2024. Quy hoạch điện VIII (PDP 8) của Việt Nam đặt mục tiêu đạt 50% tỉ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia vào năm 2050. Đến năm 2030, ước tính 30,9 - 39,2% sản lượng điện sẽ đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, với cam kết của Việt Nam trong Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) thì tỷ trọng này được kỳ vọng tăng lên đến 47%. Điều này đòi hỏi phải quản lý nhu cầu một cách hiệu quả và duy trì động lực triển khai năng lượng tái tạo, cần phải tích hợp các công nghệ tiên tiến như Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) vào các chiến lược phát triển và phục hồi năng lượng của Việt Nam.

Xét đến các điều kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây và tính cấp thiết của hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tính biến động của năng lượng tái tạo có thể trở thành rào cản trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu này cũng như trong đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.

Việt Nam hướng đến giải pháp năng lượng sạch tiên phong BESS

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cùng lúc với xúc tiến các mục tiêu về khí hậu, Việt Nam đang hướng đến những giải pháp sáng tạo như BESS. Đất nước hiện đứng trước một bước ngoặt then chốt trong tiến trình năng lượng, với công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt đáng kể và nhiều kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng hơn nữa. Các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Microsoft, Samsung, Nike, PepsiCo, Procter and Gamble, Nestle và Unilever cũng đã cam kết dần chuyển đổi sang 100% sử dụng năng lượng tái tạo, phản ánh nhu cầu cấp thiết cho các nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam.

Liên minh Năng lượng Toàn cầu vì Con người và Hành tinh (GEAPP) đang hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Viện Rocky Mountain (RMI) và Viện Năng lượng Việt Nam (IE) triển khai dự án thí điểm Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) kết nối lưới điện đầu tiên của quốc gia. Tập hợp chuyên môn và nguồn lực của các đối tác liên minh, GEAPP đã điều phối kế hoạch triển khai và mở rộng dự án BESS thí điểm, xây dựng lộ trình tăng trưởng công suất pin lưu trữ lên 300 MW và hỗ trợ cơ chế tài chính.

Vai trò của pin lưu trữ năng lượng đối với an ninh năng lượng của Việt Nam
Bà Sunita Dubey, đại diện quốc gia của GEAPP tại Việt Nam trong chuyến thăm Hệ thống BESS tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Hi-tech Park).

Tác động của BESS đến bối cảnh năng lượng của Việt Nam

Việc tích hợp BESS vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam cho thấy triển vọng đầy hứa hẹn trong chuyển đổi năng lượng của quốc gia. Bằng việc lưu trữ năng lượng dư thừa trong các giai đoạn nhu cầu điện năng thấp và giải phóng năng lượng trong thời gian cao điểm, BESS có thể tăng cường tính linh hoạt của lưới điện, giảm phát thải và giảm chi phí điện. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hoá các lợi ích này, Việt Nam cần xúc tiến những chính sách và quy định hỗ trợ thúc đẩy quá trình triển khai BESS.

Mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến đầu tiên bằng cách đưa mục tiêu công suất hệ thống pin lưu trữ năng lượng BESS đạt 300 MW vào Quy hoạch điện VIII, nhiều hành động tham vọng hơn nữa vẫn cần được triển khai. Việt Nam có thể đẩy nhanh quy trình chuyển đổi sang một tương lai năng lượng bền vững bằng cách học hỏi các nước láng giềng như Indonesia, Thái Lan và Philippines chủ động tích hợp BESS cùng với sản xuất năng lượng tái tạo.

Trong nỗ lực mới nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp BESS tại Việt Nam, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương đã hợp tác với GEAPP tổ chức buổi hội thảo kỹ thuật nhấn mạnh vai trò quan trọng của BESS trong tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch của quốc gia. Buổi hội thảo cung cấp cho các bên liên quan và chuyên gia quốc tế một nền tảng để thảo luận về các xu hướng nổi trội trong BESS, cơ chế tài chính, các nghiên cứu điển hình quốc tế, và tương lai của BESS. Hơn nữa, Báo cáo “Nâng cao độ ổn định tần số trong hệ thống điện Việt Nam với BESS” do GEAPP cùng Viện Năng lượng Việt Nam (IE) đồng biên soạn, cung cấp thông tin chi tiết về quy mô BESS cần thiết để tăng cường ổn định tần số trong hệ thống điện Việt Nam.

Tích hợp BESS: Vạch ra lộ trình cho tầm nhìn năng lượng sạch của Việt Nam

Theo Contemporary Amperex Technology Co., Limited (CATL), nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, chi phí sản xuất pin lithium ngày càng giảm, kết hợp với những tiến bộ công nghệ, đã khiến BESS dễ tiếp cận hơn. Việt Nam nên tận dụng xu thế này để thu hút đầu tư, tạo “việc làm xanh” và tăng cường an ninh năng lượng. Bằng cách khai thác năng lượng tái tạo cho các quy trình sản xuất, Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm bền vững đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế trên trường quốc tế. Các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia, được hỗ trợ bởi sự hợp tác quốc tế và các tập đoàn hàng đầu, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, phản ánh cam kết cho sự bền vững và đổi mới.

Trong bối cảnh Việt Nam dần định hình con đường hướng tới an ninh năng lượng và bền vững, việc tích hợp BESS nổi lên như một yếu tố trọng điểm thúc đẩy quá trình này. Bằng cách áp dụng BESS, Việt Nam có tiềm năng dẫn đầu trong đổi mới năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai. Việc hiện thực hoá cam kết về BESS sẽ mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng và bền vững mới cho Việt Nam và hơn thế nữa.

Sunita Dubey là đại diện quốc gia của GEAPP tại Việt Nam. Bà có hơn 25 năm kinh nghiệm kết hợp trong lĩnh vực năng lượng ở Nam Á, Đông Nam Á và châu Phi. Bà mang đến kinh nghiệm phân tích và triển khai dự án quốc tế sâu rộng về năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, lĩnh vực lưới điện và ngoài lưới điện, chiến lược khử cacbon, tiếp cận năng lượng, biến đổi khí hậu và thị trường carbon. Bà có bằng thạc sĩ kép về khoa học môi trường và chính sách năng lượng và là nghiên cứu sinh Chevening.

Sunita Dubey
Đại diện Quốc gia GEAPP tại Việt Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Rà soát bất cập của hợp đồng xây dựng để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn

    (Xây dựng) – Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với chế định hợp đồng xây dựng là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Công việc này sẽ đảm bảo phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước, xử lý những bất cập trong quá trình xác lập, thực hiện và quản lý hợp đồng tại các dự án đầu tư xây dựng.

    10:19 | 20/09/2024
  • Chủ trương đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bàu Cạn – Tân Hiệp

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1005/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bàu Cạn – Tân Hiệp (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai.

    09:02 | 20/09/2024
  • Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

    08:57 | 20/09/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1003/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:55 | 20/09/2024
  • Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ thông minh Goertek Vina vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép xây dựng số 308/GPXD cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

    22:22 | 19/09/2024
  • Kinh tế Bình Dương đạt nhiều tích cực trước thềm công bố Quy hoạch

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và truyền thông quảng bá Top 1 ICF vào ngày 26/9. Trước chuỗi sự kiện quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

    16:05 | 19/09/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Bộ Công Thương xác định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

    15:40 | 19/09/2024
  • Thanh Hóa: Vicem Bỉm Sơn bị nhà thầu phản ánh vi phạm trong gói thầu 500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngày 12/9, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu gần 500 tỷ đồng do đơn vị này mời thầu. Ngay lập tức, đại diện Liên danh nhà thầu SINOMA - T&TCONS - PETROCONS gửi đơn tới báo chí, phản ánh Vicem Bỉm Sơn vi phạm Luật Đấu thầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác trúng thầu, gây thiệt hại kinh tế.

    15:35 | 19/09/2024
  • Tập huấn nâng cao năng lực về kiểm kê, MRV giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) - Tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Công Thương”.

    15:08 | 19/09/2024
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo, sáng 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.

    15:02 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load