Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 31/10/2024 02:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thừa Thiên Huế đề xuất cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới

17:58 | 29/10/2024

(Xây dựng) - Để phát triển hạ tầng thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Công Thương tỉnh đã đưa ra đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ và thúc đẩy các hoạt động trên hoạt động ổn định, hiệu quả.

Thừa Thiên Huế đề xuất cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát thực tế khu vực cửa khẩu.

Cụ thể, trong báo cáo mới đây của Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, Sở này đã đề xuất Bộ Công Thương kiến nghị các cơ quan Trung ương có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam - Lào để địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện.

Đồng thời, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2212/VPCP-QHQT ngày 13 tháng 8 năm 2021 cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với tỉnh Slavan (CHDCND Lào) chuyển đổi điểm đấu nối giao thông tại cặp cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài.

Mặt khác, đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông vận tải ưu tiên bố trí vốn triển khai dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 49 đoạn từ đường Hồ Chí Minh ra cửa khẩu biên giới theo đề xuất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm quyền sớm đầu tư, nâng cấp để khai thông tuyến đường từ huyện Ka Lừm mới đến cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng khoảng 175 km, cũng như tuyến đường từ ngã ba A Kông, Salavan đến cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài khoảng 22 km. Ngoài ra, tỉnh cũng đề xuất ưu tiên bố trí nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng các chợ biên giới, chợ cửa khẩu theo quy hoạch.

Báo cáo về hiện trạng hạ tầng thương mại biên giới mới đây của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh có 2 cửa khẩu biên giới đất liền là Hồng Vân - Cô Tài và A Đớt - Tà Vàng thuộc huyện A Lưới, đã được bố trí các lực lượng chức năng như y tế, biên phòng, kiểm dịch, Chi cục Hải quan...

Thừa Thiên Huế đề xuất cơ chế thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, trên tuyến biên giới đất liền có lối mở Hồng Thái được hình thành theo lối đi truyền thống lâu đời của cư dân biên giới hai bên.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, hệ thống giao thông, hạ tầng tại khu vực các cửa khẩu chưa hoàn thiện, nhất là giao thông từ trung tâm các huyện Sá Muội, Kà Lừm - Lào đến các cửa khẩu, hiện còn đường đất vào mùa mưa dễ bị sạt lỡ, hư hỏng, mất an toàn.

Hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới như chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics…vẫn chưa hình thành nên tình hình hoạt động thương mại biên giới trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa phát triển.

Được biết, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành tại Quyết định 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện A Lưới xây dựng mới 02 chợ quy mô hạng 3, gồm: chợ cửa khẩu S3 (xã Hồng Vân), chợ cửa khẩu S10 (xã A Đớt).

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm.

  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

  • Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

    (Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp dệt và may - thiết Bị, nguyên phụ liệu và vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội.

  • Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn

    (Xây dựng) – Tại Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn, tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load