Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 15:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

08:01 | 30/10/2024

(Xây dựng) - Ngày 29/10/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 496/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân
Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam ngày 4/10 vừa qua.

Thông báo kết luận nêu rõ: Chính phủ luôn bám sát, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển; cùng nhau đưa đất nước đến giai đoạn phát triển mới, đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã đề ra là xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, đến năm 2030 là nước công nghiệp phát triển, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước thu nhập cao.

Với tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", chúng ta hãy: "Cùng lắng nghe, thấu hiểu", "cùng sẻ chia tầm nhìn và nhận thức", "cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển", "cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào".

Chính phủ rất vui mừng, tin tưởng và tự hào về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để phát triển lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng thể hiện vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình trong phát triển đất nước, trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của đất nước.

Đoàn kết, thống nhất trong doanh nghiệp, doanh nhân, cùng nhau phát triển, cùng tiến bộ, cùng đóng góp cho đất nước, cho nhân dân.

Một số kết quả đạt được

Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong vòng 20 năm (2004 - 2023) đã đạt hơn 1,88 triệu, số doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 tăng khoảng 4,3 lần so với năm 2004. Số doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng đầu năm 2024 là trên 121.000, tăng 3,42% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính, số doanh nghiệp thành lập mới năm 2024 sẽ vượt con số 159.000 của năm 2023, là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục. Lũy kế giai đoạn 2000 - 2024, số doanh nghiệp thành lập mới dự báo sẽ vượt con số 2,1 triệu. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động tăng khoảng 8,4 lần, từ 1,1 doanh nghiệp/1.000 dân năm 2004 lên 9,2 doanh nghiệp/1.000 dân năm 2023.

Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây dựng, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới, góp phần đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

Đã có các doanh nghiệp dân tộc, tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng, là nòng cốt, tiên phong dẫn dắt sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia, như Viettel, PVN, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk, Masan...

Nhiều doanh nghiệp đã vươn lên làm chủ công nghệ, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có thương hiệu, tạo dựng được hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển, tiên phong trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tham gia giải quyết các thách thức, bài toán lớn của quốc gia.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hay tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cũng như phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã và luôn nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, cùng nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh để duy trì hoạt động, duy trì công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân.

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Thời gian tới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tinh thần là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; nói ít nhưng làm nhiều, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được; các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa… để góp phần giảm chi phí logistics, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu dịch vụ mới.

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thứ tư, hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển đất nước. Thứ năm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.

Thực hiện 5 tiên phong

Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân: Xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp xứng tầm truyền thống lịch sử văn hóa, hào hùng dân tộc, anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển nhanh, bền vững trong thời đại hòa bình.

Thực hiện 5 tiên phong sau: Thứ nhất, tiên phong thúc đẩy 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực), đặc biệt là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…).

Thứ ba, tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, bảo đảm đủ năng lượng cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nghề, doanh nghiệp.

Thứ tư, tiên phong xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại để góp phần xây dựng quản trị đất nước thông minh, xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, vì nhân dân phục vụ.

Thứ năm, tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, góp phần vào phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024: Nhiều cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại

    (Xây dựng) - Sáng nay (01/11), tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024. Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

  • Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

    (Xây dựng) - Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Đắk Nông: Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng

    (Xây dựng) - Đắk Nông xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả thương mại biên giới. Việc xúc tiến thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đắk Nông quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các đối tác của Campuchia.

  • Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

    (Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 31/10, trong phiên họp thường kỳ tháng 10/2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra giải pháp thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024. Trong đó, phấn đấu kết thúc năm 2024 tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt từ 7 đến 7,5%.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load