Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 15:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cà Mau tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

11:29 | 01/11/2024

(Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan
Thiếu cát đắp nền là một trong nguyên ngân chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tính đến hết tháng 10/2024, ước thanh toán vốn đầu tư công năm 2024 đạt hơn 3.147 tỷ đồng, bằng 67,16% kế hoạch kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỉnh ước tính thanh toán vốn đầu tư công năm 2024 đến hết năm sẽ đạt khoảng 4.267 tỷ đồng, hoàn thành 91,06 kế hoạch năm.

Tỉnh xác định, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân của tỉnh Cà Mau không đạt từ 95% trở lên do nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2024 dự kiến hụt thu 329 tỷ đồng, dẫn đến các dự án không thể giải ngân kế hoạch vốn được bố trí. Ngoài ra, một số nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ dự kiến không giải ngân hết 41,393 tỷ đồng do các dự án được bố trí kế hoạch vốn sẽ hoàn thành trong năm 2024 có giảm giá sau đấu thầu và cắt giảm một số chi không thực hiện, không còn nhu cầu tiếp tục giải ngân kế hoạch vốn.

Việc vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công. Tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng ngọt trong mùa khô gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình.

Ông Huỳnh Minh Kiên, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn cho biết, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia được phân giao sau so với các nguồn vốn khác nên phải tiến hành làm các bước hồ sơ thủ tục, nhất là cơ chế các nguồn sự nghiệp dự án trên 100 triệu đồng phải đấu thầu, nên có chút khó khăn. Ngoài ra, đối với nguồn vốn cho các dự án đào tạo nghề, hiện nay địa phương có số hộ nghèo thấp nên khó tìm đủ đối tượng học nghề để mở lớp đào tạo; còn các lĩnh vực khác như hỗ trợ sản xuất, hạ tầng... tương đối ổn.

Báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, tình trạng có những công trình nhóm B nguồn vốn rất lớn nhưng qua nhiều năm vẫn chưa quyết toán; vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 được phân bổ chi tiết chậm, hiện nay hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư cũng là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp.

Đối với việc giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau (Văn phòng) vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị trên toàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được bố trí năm 2024 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 là 734,204 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 694,846 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 39,358 tỷ đồng. Theo báo cáo của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí nêu trên, đến thời điểm hiện tại vốn đầu tư phát triển giải ngân được 201,707 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch; vốn sự nghiệp 4,724 tỷ đồng, bằng 12% kế hoạch.

Phối hợp đồng bộ

Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao hoặc nhận ủy thác làm đại diện chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trường hợp các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm đề nghị các đơn vị rà soát đề xuất về Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh để kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, điều chuyển vốn để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn. Phấn đấu giải ngân trên 95% số kế hoạch vốn năm 2024 được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan
Công trình giao thông tỉnh Cà Mau. (Ảnh: ST)

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi nhận định, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm còn rất lớn, cần phải có giải pháp để tạo đột phá. Nhiều năm qua, đến thời điểm này, tiến độ giải ngân của tỉnh luôn cao hơn rất nhiều so với trung bình cả nước, nhưng năm nay thấp hơn số trung bình cả nước và khu vực.

Phó Chủ tịch yêu cầu người đứng đầu sở, ngành, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm là người đại diện cho UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành và lĩnh vực trong phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng và khai thác đối đa công nghệ thông tin để xử lý công việc trên môi trường mạng để hạn chế mất thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả. Tăng cường kiểm soát công việc do ngành, lĩnh vực mình quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng khoán trắng cho đơn vị tư vấn hay cán bộ cấp dưới để giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ, phần việc đã có ý kiến chỉ đạo.

Trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mặc khác, UBND tỉnh Cà Mau sẽ yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, tránh trường hợp để dồn vào thời gian cuối niên độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Trong đó, lưu ý các dự án sử dụng nguồn vốn không được phép chuyển nguồn, hết thời gian bố trí vốn, hết thời gian giải ngân mà không được kéo dài thời gian giải ngân... để điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các khoản dôi dư do giảm giá sau đấu thầu.

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lưu ý, đối với những chủ đầu tư có khối lượng thi công thấp hơn số vốn tạm ứng theo hợp đồng, yêu cầu các chủ đầu tư rà soát nguyên nhân, có giải pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công để thanh toán hoàn tạm ứng theo quy định. Đối với những chủ đầu tư có khối lượng thi công cao hơn số vồn giải ngân, khẩn trương làm hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, giải ngân vốn theo quy định.

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

  • Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

    (Xây dựng) - Tại thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tập trung chú trọng ở 3 phân ngành chính gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô.

  • Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024: Nhiều cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại

    (Xây dựng) - Sáng nay (01/11), tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024. Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

  • Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

    (Xây dựng) - Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load