Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 15:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần phải có Trung tâm phát triển nguyên phụ liệu dệt may, da giày

17:26 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may, da giày là hai trong số bảy ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.

Thực tế, ngành dệt may và da giày còn tập trung ở khâu gia công, khả năng tạo giá trị gia tăng thấp, nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu. Do vậy cần có trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên, phụ liệu vì khi thị trường và ngành dệt may, da giày trong nước.

Cần phải có Trung tâm phát triển nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Dệt may và da giày là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024 vào ngày 5/9/2024, do Bộ Công Thương tổ chức với chủ đề “Trao đổi về Đề án thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang. Vai trò của cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài”.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cho biết, dệt may và da giày là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng qua các năm, mức tăng bình quân trên 10%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, dù vẫn chịu ảnh hưởng lớn của suy giảm kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu hai ngành vẫn đạt gần 30 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo ra gần 5 triệu công ăn việc làm, chiếm 22% lao động ngành công nghiệp Việt Nam.

Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy, ngành dệt may, da giày Việt Nam vẫn tập trung ở khâu gia công, khả năng tạo giá trị gia tăng thấp. Nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác.

Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển chung của toàn ngành thời gian tới, khi nhiều quốc gia hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đang đặt ra các quy định khắt khe về kiểm soát nguồn cung. Điều này bắt buộc sản phẩm đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối cao.

Việc áp dụng quy định về quy tắc xuất xứ nêu trong các Hiệp định thương mại tự do (như EVFTA) để mặt hàng dệt may, da giày tận dụng lợi thế về miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đang tác động lớn cho doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI sản xuất hướng tới xuất khẩu tại Việt Nam. Do đó, việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày là rất cần thiết.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích lâu dài và bền vững hơn. Nâng cấp chuỗi giá trị được hiểu như là việc thay đổi, dịch chuyển các hoạt động nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt được bằng cách dịch chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hoặc tăng cường thêm các phân khúc mới trong chuỗi giá trị như tham gia vào khâu thiết kế và marketing.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch, có như vậy mới giúp các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo và nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Hiện có nhiều chợ nguyên phụ liệu đang hoạt động, tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ và không hiệu quả. Về lâu dài, Việt Nam phải cần có trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên, phụ liệu vì khi thị trường và ngành dệt may, da giày trong nước phát triển, sẽ cần có nơi để tập trung mẫu, phân phối nguyên, phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

  • Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024: Nhiều cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại

    (Xây dựng) - Sáng nay (01/11), tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024. Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Đắk Nông: Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng

    (Xây dựng) - Đắk Nông xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả thương mại biên giới. Việc xúc tiến thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đắk Nông quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các đối tác của Campuchia.

  • Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

    (Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load