Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 15:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

16:08 | 30/10/2024

(Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội.

Với hơn 210 nhà triển lãm đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trưng bày những sản phẩm, thiết bị hiện đại nhất của ngành dệt may, cũng như các loại vải và nguyên phụ liệu đa dạng, đáp ứng xu hướng sản xuất hiện đại và bền vững...

Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường
Gian hàng tại triển lãm.

Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 (diễn ra từ ngày 23 - 25/10) tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) có quy mô hơn 6.000m², quy tụ hơn 210 gian hàng từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp sẽ trưng bày các thiết bị, máy móc hiện đại và nguyên phụ liệu dệt may tiên tiến nhất, đồng thời giới thiệu những giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0. HanoiTex & HanoiFabric được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 tại Hà Nội. Triển lãm mỗi năm đón tiếp gần 10.000 lượt khách tham quan thương mại.

Theo Ban tổ chức, HanoiTex & HanoiFabric 2024 mang lại những thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhất là các giải pháp về nguyên phụ liệu để các doanh nghiệp dệt may trong nước thích ứng với các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các giải pháp về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất từ thị trường, cũng như hưởng lợi từ các FTAs.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp các giải pháp về công nghệ cho ngành dệt may như: máy may túi quần tự động, máy lập trình trần bông tự động, máy cắt và các dòng máy may, lập trình chuyên máy thêu; máy in chuyển nhiệt cao; máy cắt, lập trình tự động; linh kiện phụ tùng ngành may, máy bắn nhãn mác, công nghệ tẩy bẩn, kỹ thuật không đường may, máy dệt kim vải tròn liền mạch; máy dán kín đường may; phần mềm cho ngành may; quản lý chuỗi cung ứng...

Ban tổ chức kỳ vọng triển lãm này mang lại cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường dệt may của khu vực phía Bắc Việt Nam, đón đầu các cơ hội về thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang chia sẻ, ngành Dệt May Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển. Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 10% so với năm 2023. Ngành đã xuất khẩu sản phẩm sang 104 thị trường, đa dạng hóa được đối tượng khách hàng và mặt hàng…

Ngành dệt may Việt Nam cũng đồng thời chịu nhiều thách thức trong chiến lược phát triển toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn khó từ nhà mua hàng EU, Mỹ…; xu thế phát triển xanh, bền vững, số hóa trong ngành là tất yếu, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ để thích ứng.

Lãnh đạo Vinatex cũng cho hay, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại, ngày 19/9 vừa qua, FED đã giảm lãi suất 0,5% đưa mức điều hành về 4,75 -5% sau hơn 3 năm, và có khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm tiếp 0,5% trong 2 kỳ họp còn lại trong năm 2024, 1% trong năm 2025 và 0,5% năm 2026 để giữ lãi suất quanh 3% trong những năm tiếp theo.

Với đà cắt giảm này, FED kỳ vọng vào việc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ (lạm phát về mức mục tiêu mà không suy thoái). Tâm lý tiêu dùng của người dân Mỹ tích cực hơn do chi phí vay thấp hơn, giảm tác động của lãi suất thẻ tín dụng, cũng như thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế.

Với EU, lạm phát của EU có xu hướng giảm. Sắp tới, châu Âu là “vùng mờ” về khả năng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trong trung hạn. Còn với Nhật Bản, nước này cũng đang thay đổi tiếp cận chính sách, chấp nhận lạm phát, mất giá đồng Yên để đạt được tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này khiến nhu cầu tiêu dùng tại 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam được cải thiện trong thời gian sắp tới.

Cùng với đó, trên góc độ cạnh tranh quốc gia, do các yếu tố bất ổn về chính trị, bất cập về chính sách ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Myanmar và Bangladesh đã giúp các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đón nhận các đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp may đang có các đơn hàng hết quý 2, thậm chí quý 3/2025.

Đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD trong tháng 8/2024, trong đó đi Hoa Kỳ đạt 1,9 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay.

Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt. Với các yếu tố thuận lợi như vậy, ngành dệt may Việt Nam đứng trước các cơ hội lớn về thị trường và khẳng định tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Đắk Nông: Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng

    (Xây dựng) - Đắk Nông xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả thương mại biên giới. Việc xúc tiến thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đắk Nông quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các đối tác của Campuchia.

  • Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

    (Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 31/10, trong phiên họp thường kỳ tháng 10/2024, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra giải pháp thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024. Trong đó, phấn đấu kết thúc năm 2024 tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt từ 7 đến 7,5%.

  • Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

  • Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Tổng quan sản xuất bán dẫn

    (Xây dựng) - Ngày 7/11/2024 tới đây, INTECH Group phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) và các chuyên gia tư vấn sản xuất bán dẫn từ Đài Loan, sẽ tổ chức Hội thảo “Tổng quan sản xuất bán dẫn” nhằm thúc đẩy phát triển năng lực sản xuất bán dẫn nội địa tại Việt Nam.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load