Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 08:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hà Nội đưa 2 dự án của Tập đoàn Hà Đô vào “tầm ngắm”

21:30 | 26/08/2021

(Xây dựng) - Báo cáo của Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn mới đây, đã chỉ đích danh một số dự án của Tập đoàn Hà Đô.

ha noi dua 2 du an cua tap doan ha do vao tam ngam
Phần lớn diện tích tại dự án Hado Charm Villas vẫn đang để trống

Theo Báo cáo của HĐND Thành phố Hà Nội: Đến tháng 5/2021, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai. Trong đó, có 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng; 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưa được giao đất...); 17 dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật; 16 dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND thành phố năm 2018 đến tháng 3/2021, hiện đang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.

Ngoài ra còn có nhóm 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. Trong đó: 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND thành phố chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các Luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 6 dự án thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.

Trong số 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND thành phố chấm dứt theo quy định, Tập đoàn Hà Đô được “điểm danh” với hai dự án có quyết định chủ trương đầu tư từ hơn chục năm trước nhưng đến nay vẫn chậm trễ triển khai thực hiện.

Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở để bán tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm (được giao đất, cho thuê đất theo Quyết định số 7625/QĐ-UBND ngày 9/11/2004) với diện tích 8.653m2. Với dự án này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiều lần có Kết luận thanh tra chỉ ra vi phạm, HĐND Thành phố Hà Nội kiến nghị UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện xây dựng nhà ở thấp tầng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Hà Đô còn dự án Hado Charm Villas (trước đây là dự án Khu đô thị mới An Khánh – An Thượng) nằm trên địa bàn 2 xã An Thượng và Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội; là dự án trọng điểm, được coi động lực tăng trưởng chính của Hà Đô trong năm 2021-2022.

Theo tìm hiểu, dự án được khởi công vào năm 2008, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Thời điểm khởi công, dự án được quảng cáo sẽ có hàng chục tòa nhà cao tầng (30 – 40 tầng), đáp ứng nhu cầu của 10 nghìn cư dân tương lai. Tuy nhiên, đến thời hạn bàn giao, Khu đô thị này vẫn chỉ là khu đất bị bỏ hoang.

Đến năm 2018, dự án được Thành phố Hà Nội chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, sau đó có tên là Hado Charm Villas và sẽ không còn chung cư cao tầng, thay vào đó là khoảng hơn 500 căn biệt thự, liền kề, nhà phố.

Cuối năm 2020, sau một thời gian dài "bất động", nhiều sàn bất động sản bất ngờ rao bán các sản phẩm tại dự án này với mức giá 50 - 60 triệu đồng/m2. Mức giá này được cho là đã tăng gấp đôi so với thời điểm Hado Charm Villas mới ra mắt thị trường.

Tuy nhiên, Tập đoàn Hà Đô đã nhiều lần bị “bêu tên” sai phạm tại dự án này. Theo đề nghị của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND thành phố cần yêu cầu Tập đoàn Hà Đô hoàn thiện hồ sơ để được xem xét, thẩm định trình UBND thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, khẩn trương đầu tư xây dựng công trình theo đúng quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện tại, dự án đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai xây dựng các ô quy hoạch liền kề và biệt thự.

Ngoài 2 dự án bị “bêu tên” trên, theo tìm hiểu của phóng viên, Hà Đô còn hai dự án gồm Khu hỗn hợp Dịch Vọng (gồm 2 tòa tháp, hỗn hợp cao cấp căn hộ - văn phòng – trung tâm thương mại) và dự án 62 Phan Đình Giót (gồm chung cư và văn phòng cho thuê) tại Hà Nội đang trong quá trình hoàn thành quy hoạch 1/500.

Bên cạnh đó, Hà Đô đang triển khai một số dự án như Hado Centrosa Garden, Hado Green Lane, Hado Minh Long tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự án Nongtha Central Park tại Viêng Chăn, Lào .

Cụ thể, dự án Hado Centrosa Garden nằm tại số 200, đường Ba Tháng Hai, Phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh được khởi công vào năm 2016, có quy mô gần 7ha, trong đó khu thấp tầng có diện tích 10.628 m2 với 115 căn nhà phố liền kề, khu cao tầng có diện tích 33.660 m2 gồm 8 tòa tháp, mỗi tòa cao 30 tầng.

Trong đó, khu thấp tầng đã được bàn giao hết vào năm 2017 còn khu cao tầng, Hà Đô đang triển khai bàn giao 4 tòa Iris còn lại (1.010 căn) trong giai đoạn năm 2020-2021.

Đối với Hado Green Lane (tên thương mại là Bình An Riverside) được xây dựng tại 2735 Phạm Thế Hiển, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô hơn 2,32 ha gồm 3 tòa chung cư và đang trong quá trình triển khai xây dựng.

Còn dự án Hado Minh Long nằm trên đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức có tổng diện tích 2,71 ha với 3 tòa chung cư, 100 căn liền kề. Trong năm 2021, Tập đoàn Hà Đô có kế hoạch mở bán 2 dự án này, tuy nhiên thủ tục pháp lý của 2 dự án trên vẫn chưa hoàn thiện.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) tiền thân là xí nghiệp Xây dựng của Bộ Quốc phòng được thành lập năm 1990. Năm 2004, Hà Đô cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần Hà Đô.

Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh mảng bất động sản bao gồm: Đầu tư kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, cho thuê mặt bằng và nhận thầu xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện…

Tính tại thời điểm ngày 30/6/2021, Tập đoàn Hà Đô đang có tổng tài sản 14.774 tỷ đồng, tăng 6,5% so với hồi đầu năm. Công ty gia tăng đầu tư tài chính ngắn hạn gấp 7 lần, lên mức 488 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn và giá trị hàng tồn sụt giảm 21% và 32% so với đầu năm, ghi nhận 1.392 tỷ đồng và 1.189 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại thời điểm ngày 30/6/2021, Tập đoàn Hà Đô ghi nhận khoản nợ phải trả lên tới 10.457 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ ở mức 4.317 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hà Đô đã gấp 2,5 lần so với nguồn vốn chủ sở hữu.

Khánh An

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load