Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 01/11/2024 15:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

10:36 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện, nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.

Gam màu sáng

Thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh và được các chuyên gia đánh giá, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô, xe máy. Với những chính sách mới đã có hiệu lực, cùng với sự quyết tâm của các doanh nghiệp khi mở rộng nhà máy, dây chuyền lắp ráp, từng bước bắt kịp xu thế toàn cầu, ngành ô tô Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, việc tăng tỷ lệ nội địa hóa khi ngày càng được nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất xe ô tô trong nước.

Những chính sách mới của Chính phủ, xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng rõ rệt, tất cả đang cho thấy bức tranh sáng hơn cho công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng
Ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của nhóm linh kiện về dây điện đạt khoảng 1,17 tỷ USD, chiếm 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô và đứng thứ 3 thế giới. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô và đứng thứ 3 thế giới. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, có tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cụ thể là từ 12% vào năm 2018 đã lên 25% vào năm 2023. Đồng thời, xu thế của các doanh nghiệp là gia tăng giá trị sản phẩm. Thay vì tập trung vào linh kiện phụ tùng riêng lẻ, doanh nghiệp đã tập trung sản xuất cụm linh kiện, bắt đầu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hướng tới sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh và được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ô tô. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng đang phát triển. Hiện những chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang được triển khai mạnh mẽ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Kết quả đạt được trong những năm gần đây là nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Thaco, Hyundai Thành Công, VinFast… đang mở rộng đầu tư sản xuất ở quy mô lớn. Nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư lớn được thực hiện tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định, ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.

Thêm “trợ lực” để tạo bước đột phá

Ông Nguyễn Công Quyết, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra những linh phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh. Một trong những vấn đề chính là do quy mô thị trường ô tô còn nhỏ bé, dẫn đến sản xuất nhỏ, khó phát triển chuỗi cung ứng.

Về phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ô tô trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, đại diện VAMA cho rằng, để sản xuất, lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh sẽ cần khoảng 30.000 sản phẩm linh kiện. Các linh kiện xe ô tô bao gồm: linh kiện kim loại (thân xe, động cơ...), linh kiện cao su nhựa (cản xe, trang bị nội thất xe...), linh kiện sợi vải (ghế nỉ...) và linh kiện điện tử... Do đó, ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một nền tảng công nghiệp lớn.

Theo TS. Trương Thị Chí Bình, sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam chia làm 2 nhánh: Những hoạt động có giá trị cao, được thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI và những thương hiệu lớn trong nước; còn các hoạt động có giá trị thấp tập trung bởi những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rơi vào “bẫy năng suất thấp”. Do đó, cần phải thúc đẩy khu vực này chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và con người. Phải đẩy mạnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi xanh.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, chuyên gia Phát triển Công nghiệp của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) nhấn mạnh 3 trụ cột trong phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ô tô ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm: Trụ cột xã hội, đề cập đến các giá trị thúc đẩy sự bình đẳng và tôn trọng quyền của người lao động; trụ cột kinh tế, đề cập đến khả năng đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế; trụ cột môi trường, đề cập đến việc giảm thiểu rủi ro và đo lường tác động môi trường trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Theo đại diện VAMA, cộng đồng doanh nghiệp đang chờ đợi một hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá, để đầu tư vào sản xuất, lắp ráp xe xanh. Chính sách phải khuyến khích và huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong nước; phải thúc đẩy liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới; phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp để tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại…

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

  • Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024: Nhiều cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại

    (Xây dựng) - Sáng nay (01/11), tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024. Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Đắk Nông: Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng

    (Xây dựng) - Đắk Nông xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả thương mại biên giới. Việc xúc tiến thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đắk Nông quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các đối tác của Campuchia.

  • Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

    (Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load