Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 20/09/2024 16:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vĩnh Phúc xếp thứ 5 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam

15:39 | 27/04/2022

(Xây dựng) - Sáng 27/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Việt Nam năm 2021. Kết quả Vĩnh Phúc tăng 24 bậc so với năm 2020 với 69,69 điểm, tăng 5,85 điểm đứng thứ 5 cả nước.

vinh phuc xep thu 5 ve chi so nang luc canh tranh cap tinh pci viet nam
Vĩnh Phúc nhận công bố chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2021.

10 địa phương nằm trong top 10 của PCI 2021 là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Huế, Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội. Sau nhiều năm nằm ngoài top 10, Vĩnh Phúc đã trở lại top đầu của cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020, thứ hạng PCI của tỉnh Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm, Vĩnh Phúc đã trở lại top 10 cả nước cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15 tỉnh.

Để đạt được kết quả đó, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có một số quốc gia, vùng lãnh thổ là đối tác lớn về thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển thương mại của tỉnh, Vĩnh Phúc đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo đó, Vĩnh Phúc đã tập trung triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Chỉ thị số 11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. Đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử, một cửa nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục và giảm thiểu phát sinh chi phí phát sinh.

Thành lập các Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của từng cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp đã được được các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện một cách nhanh chóng và đồng bộ nhằm huy động lực lượng tập trung cao độ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhờ đó, hơn 8.800 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên được cập nhật nội dung hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19.

Vĩnh Phúc cũng là tỉnh đầu tiên thành lập và phát huy có hiệu quả vai trò của Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (mô hình Investor care). Trong đó, Tổ giúp việc đã ghi nhận được 97 nhóm ý kiến, kiến nghị nổi bật do các doanh nghiệp phản ánh gửi đến bộ phận thường trực của Tổ giúp việc để được hỗ trợ. Cơ bản các ý kiến phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp đã được Tổ giúp việc giải thích, hướng dẫn và tham mưu giải quyết kịp thời; các doanh nghiệp đã thực sự hài lòng và đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của lãnh đạo UBND tỉnh và của Tổ giúp việc.

Đặc biệt, việc triển khai đường dây nóng, thực hiện chương trình Cà phê doanh nhân đã hỗ trợ cho hơn 1.794 lượt doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải; đứt gãy chuỗi cung ứng… Trong bối cảnh giãn cách xã hội, Vĩnh Phúc đã hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện chuyển đổi số và kết nối đầu tư, thương mại trực tuyến…

Báo cáo PCI 2021 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần hơn 10.000 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại các địa phương trên khắp cả nước.

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load