Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 17:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp

14:23 | 05/09/2024

(Xây dựng) - Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi sự ổn định của tỷ giá VND - USD, vẫn ổn định so với các nước khác trong khu vực.

Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp
Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Với các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) mang lại cho Việt Nam lợi thế cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực như: Malaysia và Indonesia. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích thuế thu nhập doanh nghiệp mới để duy trì lợi thế này.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng khoảng 5,1% vào năm 2023, cao hơn mức tăng trưởng lần lượt là 2,87% và 2,55% của năm 2020 và 2021. Đây là mức tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực, ngang bằng với Indonesia và chỉ sau Philippines.

Theo số liệu thống kê năm 2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á, lực lượng lao động của Việt Nam, với độ tuổi trung bình chỉ hơn 32, có tiềm năng phát triển đáng kể trong tương lai.

Việc tập trung vào các khoản đầu tư sản xuất có giá trị gia tăng cao và mức lương sản xuất cạnh tranh khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư tìm kiếm chi phí sản xuất thấp để tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, Việt Nam đã chuyển hướng chiến lược từ các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp sang thu hút đầu tư sản xuất có giá trị gia tăng cao. Sự chuyển dịch này, củng cố danh tiếng của Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi mạnh nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, mang lại tiềm năng lợi nhuận đầu tư cao.

Đặc biệt, Việt Nam liên tục chứng minh khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình bằng cách chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế hướng đến xuất khẩu, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử và chế biến.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1995, Việt Nam đã ký kết và thực hiện một loạt các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) năm 2019 đã thúc đẩy sự bùng nổ về đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký vào Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy sản xuất và chế biến chiếm hơn 70% tổng vốn FDI đã đăng ký, phản ánh sự ưa chuộng của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực này.

Ông Thomas Rooney, Trưởng phòng Bất động sản công nghiệp của Savills Hà Nội đánh giá, vị trí địa lý của Việt Nam, nằm ở trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đang tăng lên đáng kể, với các công ty Trung Quốc và các công ty lâu đời của Hoa Kỳ và châu Âu tại Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa hoặc rút lui hoàn toàn khỏi Trung Quốc.

Ngoài ra, sự tập trung FDI vào sản xuất và chế biến không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ liên quan.

Ý Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load