Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 23:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thị trường bất động sản sau dịch Covid-19: Nhiều tín hiệu tích cực

16:48 | 22/10/2021

(Xây dựng) - Đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn, khiến cho các dự án mới bị trì hoãn lại, nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường bắt đầu ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực và có sự điều chỉnh đúng hướng hơn.

thi truong bat dong san sau dich covid 19 nhieu tin hieu tich cuc
Thị trường bất động sản được nhận định sẽ sôi động mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát (Nguồn: Internet).

Đánh giá về những tác động của đại dịch Covid-19 lên phân khúc bất động sản nhà ở, các chuyên gia nhận định, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy một số những mặt tích cực mà đại dịch có thể mang tới. PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, bất động sản thường có xu hướng phát triển trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thế giới đang có sự phục hồi nhanh, có thể là yếu tố giúp cho bất động sản trong nước đi lên. Số lượng giao dịch thực ở quý cuối năm nay đang có dấu hiệu tăng. Không chỉ các nhà phát triển chọn thời điểm tung hàng cuối năm mà người mua cũng tự tin hơn khi xuống tiền.

Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam Sử Ngọc Khương cũng cho rằng, các đô thị lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội có mật độ đô thị hóa cao, nên khi dịch bệnh bùng phát thì tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống hàng ngày. Do đó, về mặt tích cực sau đại dịch các nhà quy hoạch đô thị sẽ có cơ hội nhìn lại cách phát triển quy hoạch sao cho hiệu quả nhất.

Các đô thị lớn ở những nước có quy hoạch thành phố cách xa nhau trên thế giới, giữa các thành phố là rừng hoặc khu đất trống thì tốc độ lây truyền dịch bệnh rất thấp. Ngược lại ở nhiều quốc gia, những thành phố có mật độ dân số cao ở khu vực đô thị thì khi dịch bệnh diễn ra tốc độ lây truyền rất lớn. Trong đó, dịch bệnh sẽ là một trong những điều mà các nhà hoạch định kinh tế đặc biệt là ở tầm quốc gia cần xem xét cho định hướng phát triển của các ngành kinh tế khi có sự cố xảy ra.

Riêng đối với những nhà phát triển bất động sản thì đây là bài học để họ cân nhắc, nhìn lại trong những trường hợp bất khả kháng xảy ra thì sức đề kháng của doanh nghiệp ở đâu và cần làm như thế nào để tránh tình trạng kiệt quệ, khó có thể vực dậy được. Để các dự án bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở, có thể phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng, cần có những biện pháp tốt hơn giải quyết những khó khăn về mặt thủ tục pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước…

Về xu hướng thay đổi của thị trường bất động sản hậu đại dịch, một số chuyên gia cũng đã đưa ra quan điểm, từ nay đến đầu 2022 sẽ không có nhiều thay đổi lớn đối với thị trường. Tuy nhiên cần lưu ý, việc các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch lướt sóng đẩy giá hay đầu tư ngắn hạn trong thời gian tới sẽ không mấy khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh do thị trường vẫn còn chứa ẩn nhiều rủi ro, cần có sự điều chỉnh đúng hướng hơn.

Tại Hội nghị giao ban thực hiện nhiệm vụ tháng 9, phương hướng nhiệm vụ tháng 10 và 3 tháng cuối năm 2021 diễn ra vào trung tuần tháng 10/2021, đối với lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành: Nghị định sửa đổi Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS; Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng bộ với các chính sách, pháp luật có liên quan…

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản; hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương kiểm soát, quản lý nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Dường như những tín hiệu tích cực về thị trường thời điểm này đang cho thấy bức tranh khả quan hơn về bất động sản trong giai đoạn cuối năm 2021 đến đầu năm 2022. Nhiều chính sách hiện đang được các cơ quan chức năng đẩy mạnh để trợ lực cho thị trường bất động sản cuối năm. Thị trường bất động sản được nhận định sẽ sôi động mạnh mẽ trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm soát và đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả nhà bán lẫn người mua.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load