Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 23:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản: Sẽ quyết liệt hơn nữa

10:10 | 26/05/2023

(Xây dựng) – Thời gian tới đây, các Bộ, ngành và địa phương phải coi việc quản lý và phát triển tốt thị trường bất động sản (BĐS) là nhiệm vụ cấp bách, cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, không đùn đẩy trách nhiệm.

Tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản: Sẽ quyết liệt hơn nữa
Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Tất cả cùng vào cuộc tháo gỡ

Thị trường BĐS là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái” kinh tế liên quan và ảnh hưởng nhiều ngành như: công nghiệp xây dựng, dịch vụ, du lịch, lưu trú, sản xuất vật liệu, tài chính, ngân hàng… Đồng thời, có tác động đến chuỗi sản xuất: vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, thị trường vốn, tín dụng, lao động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, an sinh xã hội, việc làm...

Nếu chú trọng công tác quản lý và phát triển tốt thị trường BĐS sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, huy động nguồn lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, thị trường này còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: dịch bệnh, tính chu kỳ của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm.... Qua tổng kết cho thấy nguyên nhân chính lại xuất phát từ các yếu tố chủ quan.

Theo Bộ Xây dựng, đó là việc triển khai thực hiện dự án chậm, kéo dài; lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch còn chậm; điều chỉnh dự án đầu tư còn vướng mắc; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán còn khó khăn; nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chưa đạt yêu cầu; xác định giá đất.

Ngoài ra, một số địa phương thiếu chủ động, quyết liệt trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, cũng như sự phối hợp với các cơ quan Trung ương trong giải quyết khó khăn. Thông tin thị trường chưa đủ minh bạch; cơ cấu sản phẩm BĐS chưa hợp lý; hệ thống pháp luật còn chồng chéo, việc áp dụng pháp luật còn thiếu thống nhất, đồng bộ.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt để “bắt bệnh” và kê những “đơn thuốc” hữu hiệu nhất giúp thị trường BĐS hồi phục, khỏe mạnh để dần ổn định, phát triển trở lại.

Gần đây nhất với Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 (Nghị quyết số 33), Chính phủ đưa ra các giải pháp căn cơ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, tổ chức thực hiện, nguồn vốn cho thị trường và thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nhiều chuyên gia nhận định đây là quyết sách quan trọng giúp thị trường BĐS sớm hồi phục lại và phát triển.

Đáng chú ý, sự khác biệt nhất trong quan điểm của Chính phủ lần này được thể hiện ở việc tất cả các chủ thể có liên quan (từ Trung ương đến địa phương) phải đề cao trách nhiệm, chung tay cùng tháo gỡ khó khăn. Đó là, nhà ở là phải có người ở, muốn có người ở phải phát triển sản xuất, dịch vụ, hạ tầng. Tháo gỡ khó khăn phải đi đôi với kiểm soát rủi ro. Không hình sự hóa quan hệ kinh tế - dân sự, bảo vệ cán bộ làm đúng; hoàn thiện thể chế tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật...

Đặc biệt, quan điểm tôn trọng và để thị trường BĐS tuân theo những quy luật thị trường, quy luật cung - cầu, cạnh tranh, từ đó tự tạo động lực để thúc đẩy phát triển là rất đáng hoan nghênh.

Cũng trong đầu tháng 5/2023, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS tại nhiều địa phương (Đồng Nai, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…) đã có báo cáo tích cực. Đó là sự nhận diện rõ ràng, điểm mặt, chỉ tên những bất cập đang “ẩn nấp” dai dẳng tại nhiều dự án bấy lâu nay, gồm: quy hoạch không phù hợp; việc phê duyệt giá đất, tính tiền sử dụng đất; những vướng mắc khi tính chi phí phân bổ vào quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội; khó khăn trong cải tạo xây dựng lại chung cư cũ…

Tổ công tác sẽ tiếp tục làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp để trực tiếp trao đổi, giải đáp, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, làm cơ sở chỉ đạo nhân rộng trên cả nước. Chính sự quyết liệt và vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ thể hiện từ việc thay đổi tư duy, quan điểm chỉ đạo đến những hành động cụ thể, bám sát cơ sở, lắng nghe, cầu thị các ý kiến từ các doanh nghiệp sẽ đưa thị trường BĐS vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Sẽ quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa

Để đẩy mạnh các giải pháp đã được vạch ra tại Nghị quyết số 33, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng – cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở và thị trường BĐS dự thảo công điện của Thủ tướng với những nội dung, kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm hướng đến chủ thể là UBND các địa phương và một số Bộ, ngành có liên quan trực tiếp tham gia “chiến dịch” hồi phục và phát triển thị trường quan trọng này.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng được coi là “tiên phong” “chủ lực” của chiến dịch với việc tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV (sẽ được ý kiến lần đầu ngay tại Kỳ họp thứ 5 này – tháng 5/2023).

Cũng ngay trong tháng 5 này, một Hội nghị trực tuyến với quy mô toàn quốc triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” đã được Bộ Xây dựng tổ chức thành công (hôm 19/5 vừa rồi), đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), Bộ cũng đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; quản lý đầu tư phát triển đô thị; việc xác định là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hợp đồng xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng…

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan để triển khai giải ngân gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 33.

Đáng chú ý, việc rà soát vướng mắc đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng và hướng dẫn các địa phương gỡ vướng trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sẽ được Bộ Xây dựng chủ trì để thực hiện trong thời gian ngay tới đây.

Đối với những giải pháp về nguồn vốn cho thị trường BĐS, Chính phủ cũng sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan này, tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cân bằng hợp lý, linh hoạt, hiệu quả với lạm phát, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà sẽ thuận lợi tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Những nhiệm vụ liên quan đến đất đai, cũng được Chính phủ giao cụ thể cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ này sẽ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất.

Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhất là ở cấp huyện và việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Trong lần chỉ đạo này, Chính phủ cũng yêu cầu UBND các địa phương kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

Chính phủ một lần nữa khẳng định quan điểm sẽ kỷ luật nghiêm khắc những trường hợp né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó, cũng sẽ kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản: Sẽ quyết liệt hơn nữa
Những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ, ngành, địa phương sẽ giúp thị trường BĐS sớm hồi phục, phát triển.

Các Bộ, ngành sẽ cùng địa phương, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền theo đúng nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất của các chủ thể liên quan, Công điện tới đây của Thủ tướng khi được ban hành như một lời hiệu triệu, kêu gọi sự chung sức, đồng lòng, hợp lực từ các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, người dân, doanh nghiệp để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều thách thức, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, bền vững.

Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ đưa ra nhiều quyết sách quan trọng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, tổ chức thực hiện, nguồn vốn cho thị trường BĐS và thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Ngày 22/5/2023, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5. Tại Kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load