Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 09:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thanh Hóa: Nhìn nhận và giải pháp cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu đầu vào tăng đột biến

14:48 | 29/07/2021

(Xây dựng) - Từ cuối năm 2020 đến nay, nhiều nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp sản xuất, xây dựng tăng giá cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nguyên nhân chính do tác động từ dịch bệnh Covid-19.

thanh hoa nhin nhan va giai phap cho doanh nghiep xay dung khi gia vat lieu dau vao tang dot bien
Giá thép tăng đã làm tăng giá gói thầu và tăng tổng mức đầu tư của toàn bộ các dự án.

Trên thị trường, từ đầu năm 2021 đến nay, giá các loại vật liệu xây dựng do các nhà sản xuất đưa ra đã nhiều lần thay đổi, tăng giá khiến cho lượng bán ra của các cửa hàng vật liệu xây dựng thô giảm mạnh. Giá vật liệu tăng, nhiều chủ thầu và chủ đầu tư đã quyết định giãn, thậm chí tạm ngưng thi công để chờ giá “hạ nhiệt”. Đối với doanh nghiệp ngành Xây dựng dân dụng, giá vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng vọt ảnh hưởng mạnh đến các công ty, nhà thầu xây dựng bởi chi phí xây dựng tăng mạnh sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ.

Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Quang Phát (có địa chỉ tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) Lê Đình Nam cho hay: “Hiện, công ty có 250 cán bộ công nhân viên, trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty đã cắt giảm luân phiên xuống còn 170 cán bộ công nhân”.

Cũng theo ông Nam, các công trình của công ty là hợp đồng với phía chủ đầu tư theo dạng khoán trọn gói nên khi giá thép tăng, phía nhà thầu phải chịu. Bên cạnh đó, lượng khách hàng của đơn vị cũng có nguy cơ giảm vì khách đã có kế hoạch xây nhà nhưng thấy giá tăng cao nên xem xét dời kế hoạch lại. Cũng có khách hàng vẫn tiếp tục hợp đồng làm nhưng phải cắt giảm bớt về diện tích xây dựng, hoặc giảm bớt chất lượng nguyên vật liệu ở những hạng mục khác để bù lại phần phát sinh giá sắt nên chất lượng công trình chắc chắn sẽ giảm đi”.

Ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 là trên diện rộng đã và đang tác động ở mọi lĩnh vực. Trong đó, đối với các doanh nghiệp, đây là thời kỳ khó khăn nhất, đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng phải chung tay, đoàn kết, liên kết để vượt qua những khó khăn.

Riêng đối với lĩnh vực xây dựng, giá các nguồn vật liệu đầu vào tăng rõ ràng đã tác động mạnh đến thị trường xây dựng. Sự tác động không chỉ trong nhân dân, đối với các dự án Nhà nước có nguy cơ đội vốn; vốn đầu tư công có nguy cơ chậm giải ngân… Song, tình trạng trên hoàn toàn có thể có những điều chỉnh với sự chung tay của các cấp bộ ngành, chính quyền các địa phương. Và những cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sẽ là giải pháp sớm được tỉnh Thanh Hóa triển khai giúp các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng nói riêng vượt qua cơn “bão dịch”. Song, nếu Nhà nước không kịp thời điều chỉnh đơn giá vật liệu, vật tư tăng giá hàng tháng để bắt kịp với sự tăng giá hiện nay thì sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp đang thực hiện những dự án lớn đến nguy cơ tụt hậu và chậm tiến độ dự án là điều tất yếu.

thanh hoa nhin nhan va giai phap cho doanh nghiep xay dung khi gia vat lieu dau vao tang dot bien
Từ cuối năm 2020 đến nay, nhiều nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp sản xuất, xây dựng tăng giá cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn gây trở ngại về đầu ra cho sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Đào Vũ Việt - Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: Ảnh hưởng và hậu quả của đại dịch Covid-19 là khá nặng nề, riêng với ngành Xây dựng trong thời gian gần đây, giá thép xây dựng ngày 01/6/2021 tăng bình quân 18,15% so với ngày 31/3/2021 và tăng 21% so với ngày 31/12/2020. Trong khi đó, giá xăng dầu ngày 01/6/2021 tăng bình quân 3,16% so với ngày 31/3/2021 và tăng 19% so với ngày 31/12/2020….

Giá thép tăng đã làm tăng giá gói thầu và tăng tổng mức đầu tư của toàn bộ các dự án (công trình, dự án sử dụng ít thép thì tăng 0,5% đến 3%; công trình, dự án sử dụng nhiều thép thì tổng mức đầu tư tăng từ trên 3% đến trên 5%) thuộc cả 3 nhóm dự án (đã ký hợp đồng, đang triển khai thi công; đã phê duyệt đầu tư và dự án đang hoàn thiện các nội dung chuẩn bị đầu tư). Khó khăn là vậy nhưng các doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi sản xuất.

Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với sở ngành, kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng khi có biến động giá để UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Thanh Hóa lập, điều chỉnh dự toán xây dựng công trình cho sát với mức giá thực tế trên thị trường. Song, cũng chỉ phần nào giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tiếp tục thực hiện giảm tối thiểu 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính: Ngày 20/5/2021, Sở Xây dựng đã ban hành Thông báo số 3265/TB-SXD; trong đó, Sở Xây dựng tiến hành rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết cho 58 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng đã được công bố và 21 thủ tục hành chính chưa được công bố (đang thực hiện giải quyết theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Sở Xây dựng chủ động thực hiện hướng dẫn tạm thời trong khi chờ Bộ Xây dựng công bố thủ tục hành chính mới); Tất cả các thủ tục hành chính được công bố và các thủ tục hành chính đang thực hiện hướng dẫn tạm đều được Sở Xây dựng thực hiện việc cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết theo quy định.

Bài Thanh Hóa: Nhìn nhận và giải pháp cho doanh nghiệp xây dựng khi giá vật liệu đầu vào tăng đột biến tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load