Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 21/09/2024 01:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sửa quy định về nhiệm vụ điều tiết điện lực của Bộ Công Thương

15:55 | 04/08/2024

(Xây dựng) – Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sửa quy định về nhiệm vụ điều tiết điện lực của Bộ Công Thương
Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất…

Nghị định 105/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm d và bổ sung điểm g khoản 7 Điều 2 Nghị định số 96/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương.

Theo đó, về nhiệm vụ điều tiết điện lực, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực; phê duyệt giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính; phê duyệt khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện và giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Điện lực; kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Nghị định 105/2024/NĐ-CP cũng bổ sung nhiệm vụ khác của Bộ Công Thương là thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.

Sửa đổi ngành nghề kinh doanh chính của EVN

Nghị định 105/2024/NĐ-CP sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành kèm theo Nghị định số 26/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 4 về ngành, nghề kinh doanh chính của EVN: Sản xuất, truyền tải, phân phối (bao gồm điều độ hệ thống điện phân phối) và kinh doanh mua bán điện năng; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình ngồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi điểm i khoản 4 Điều 10 về tổ chức quản lý, điều hành Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Nội dung phối hợp, định hướng của EVN bao gồm:

Làm đầu mối tập hợp các nguồn lực của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết để thực hiện đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án chung do các công ty con, công ty liên kết cùng thỏa thuận và thực hiện, cụ thể:

Cùng các Tổng Công ty Phát điện và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia triển khai đầu tư, quản lý các dự án nguồn điện, lưới điện truyền tải theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các dự án đầu tư khác; phối hợp thực hiện sản xuất, kinh doanh điện năng và tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Cùng các Tổng Công ty Điện lực phối hợp thực hiện phát triển hệ thống phân phối điện thông minh, kinh doanh điện năng, tự động hóa, điều khiển và thúc đẩy phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Cùng các công ty con là các công ty tư vấn xây dựng điện, chế tạo thiết bị điện, xây lắp điện tổ chức tư vấn, sản xuất, chế tạo, xây lắp và kinh doanh các sản phẩm, công trình điện.

Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, vận hành hệ thống điện thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an ninh và an toàn hệ thống điện quốc gia; quản lý hệ thống điện, hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh điện năng và thị trường điện thuộc phạm vi quản lý.

EVN có nghĩa vụ thanh toán tiền điện theo quy định của Hợp đồng mua bán điện

Nghị định 105/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về nghĩa vụ trong kinh doanh của EVN là: Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ do EVN thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia theo quy định của pháp luật. Thực hiện thanh toán tiền điện và các nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng mua bán điện.

Nghị định 105/2024/NĐ-CP cũng bãi bỏ điểm 2 mục II Phụ lục kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN tại Nghị định số 26/2018/NĐ-CP. Theo đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia không còn nằm trong danh sách đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load