Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 17:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sửa đổi, bổ sung Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Gỡ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp

10:23 | 08/07/2020

(Xây dựng) - Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017, với những thay đổi lớn trong quản lý thuế tạo cơ sở thuận lợi cho doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn hậu Covid-19.

sua doi bo sung nghi dinh 202017nd cp go ganh nang tai chinh cho doanh nghiep
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo đó, tại Điều 1, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, thay đổi so với quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP như sau: Thứ nhất, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ. Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP là 20%.

Thứ hai, đối với phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định nêu trên thì được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Tại Điều 2, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành. Theo đó, Nghị định có hiệu lực từ ngày 24/6/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019. Đối với các trường hợp đã áp dụng quy định tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 sẽ được xác định lại theo Điều 1, Nghị định 68/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 và nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước ngày 1/1/2021. Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).

Đáng chú ý là trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách Nhà nước lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.

Như vậy, sau nhiều kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea), Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) và các doanh nghiệp, quy định mới đã sớm được ban hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load