Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 19/09/2024 07:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Quảng Ninh: Uông Bí điểm sáng đón sóng đầu tư quy hoạch hạ tầng

22:10 | 25/03/2023

(Xây dựng) - Chiều 24/03/2023, được sự chỉ đạo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Quảng Ninh đã tổ chức thành công Tọa đàm: “Uông Bí - Quảng Ninh - Điểm sáng đầu tư 2023”.

Quảng Ninh: Uông Bí điểm sáng đón sóng đầu tư quy hoạch hạ tầng
Chương trình có sự tham dự của nhiều diễn giả đầu ngành bất động sản, tài chính, ngân hàng (Ảnh: VARS).

Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lãnh đạo Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Quảng Ninh, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng cùng sự góp mặt của hơn 100 khách mời là các nhà đầu tư, môi giới viên của những doanh nghiệp bất động sản uy tín và đông đảo nhà báo, đài truyền hình tham dự, đưa tin.

Thị trường bất động sản “khởi sắc”

Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Thị trường Bất động sản ở quý I/2023 đang có tín hiệu tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời từ Chính phủ như: Thành lập Tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc (theo Quyết định 1435/QĐ-TTg); Công điện 1164/CĐ-TTg của Chính phủ cũng ban hành để đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435/QĐ-TTg, trong đó đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…

Quảng Ninh: Uông Bí điểm sáng đón sóng đầu tư quy hoạch hạ tầng
TS. Nguyễn Văn Đính đánh giá thị trường bất động sản ở quý I/2023 đang có tín hiệu tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời từ Chính phủ (Ảnh: VARS).

Nhiều chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục đưa ra để tái cơ cấu cho nền kinh tế. Theo đó, Nhà nước đang tích cực triển khai và hỗ trợ thông qua các chính sách điều chỉnh khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam, tránh chồng chéo trong các văn bản Pháp luật.

Bên cạnh đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn thị trường.

“Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là liều thuốc bổ có giá trị đối với thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ cần ban hành cụ thể Nghị quyết về gói ưu đãi này, bao gồm về tiêu chí, nhóm đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này”, ông Nguyễn Văn Đính cho hay.

Việc tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tại nền kinh tế và nguồn lực doanh nghiệp, cấu trúc lại các dòng sản phẩm để dễ hấp thụ thị trường sẽ góp phần vào việc đảm bảo “sức khỏe” cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, sự vào cuộc của Chính phủ giúp tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý, về chính sách tín dụng… cùng sự đồng lòng của các đơn vị tổ chức, các nhà môi giới cá nhân, các chuyên gia dự báo thị trường bất động sản sẽ “ấm” lên từ quý III/2023.

Giải pháp đẩy nhanh sự phục hồi của thị trường

Quảng Ninh: Uông Bí điểm sáng đón sóng đầu tư quy hoạch hạ tầng
Nhiều thông tin hấp dẫn về giải pháp đẩy nhanh sự phục hồi của thị trường được TS. Cấn Văn Lực chia sẻ trong Tọa đàm (Ảnh: VARS).

Đề xuất những giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, giúp thị trường bất động sản phục hồi, phát triển bền vững, TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, chúng ta cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, hỏi học từ quốc tế và tiếp cận đa chiều và đưa ra hai nhóm chính sách, ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, nhóm giải pháp ngắn hạn là những chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý thì hàng trăm dự án được giải tỏa, dòng tiền từ đây mà ra. Quan trọng hơn, tháo gỡ được vấn đề pháp lý chính là củng cố niềm tin cho thị trường.

Một mặt, về vốn cho thị trường bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, cho rằng nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Mặt khác, về vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cho phép cơ cấu lại nợ, giữ nhóm nợ. Việc này có thể gây ý kiến trái chiều vì nhiều ngành đang trong hoàn cảnh cần cơ cấu nợ. Theo đó, vị chuyên gia này cho rằng việc nới room tín dụng cho lĩnh vực bất động ở thời điểm hiện tại là chưa cấp thiết, bởi trong năm 2022 tín dụng cả hệ thống tăng trưởng 14,5%, riêng tín dụng cho bất động sản đã tăng trưởng 24,2% thì năm 2023 không thể cao hơn. Từ đây, TS. Cấn Văn Lực rút ra kết luận vấn đề của bất động sản là tắc ở trái phiếu doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực cũng đánh giá dòng vốn từ M&A rất quan trọng với thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt khi giao dịch M&A.

“Tôi kiến nghị nên cho phép, vì việc này hoàn toàn khả thi và là nhu cầu thật. Doanh nghiệp có 70%, phần còn lại ngân hàng tài trợ 30%”, TS. Cấn Văn Lực đề xuất.

Bổ sung thêm, chuyên gia chỉ ra quan hệ cung cầu, giá cả bất động sản vẫn còn những trường hợp bất cân đối. Giá và chi phí cao khiến giá bất động sản bị đẩy cao so với thu nhập của người dân. Như gần đây có câu chuyện, một người mất 23 năm để mua được 1 căn hộ tại Việt Nam trong khi nước khác chỉ mất khoảng 8 năm. Theo đó, để đưa ra được các phương án điều chỉnh giá bất động sản hợp lý hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, đơn vị, chính quyền để đáp ứng nhu cầu. Chuyên gia đề xuất, Việt Nam nên có quỹ bình ổn như Singapore để người dân có thể dễ dàng có nhà ở.

Thị trường “hồi phục”, nhà đầu tư ưu tiên những vùng đất “mới nổi” giàu tiềm năng

Trong phiên thảo luận, chia sẻ của tọa đàm, các chuyên gia chỉ ra những điểm tích cực từ thị trường hiện nay tác động rất nhiều tới tâm lý nhà đầu tư. Theo đó, khi thị trường có xu hướng “ấm” lên, nhà đầu tư bắt đầu “săn tìm” những mảnh đất màu mỡ với dư địa phát triển lớn. Tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là thành phố Uông Bí đã nhanh chóng trở thành “điểm sáng” thu hút đầu tư nhờ lợi thế sẵn có cùng “làn sóng” quy hoạch kinh tế - hạ tầng mạnh mẽ trong những năm đổ lại đây.

Quảng Ninh: Uông Bí điểm sáng đón sóng đầu tư quy hoạch hạ tầng
Ông Phạm Trung Hiếu - Trưởng Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản tại Quảng Ninh chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: VARS).

Nhận định chi tiết về lợi thế, tiềm năng của thị trường Quảng Ninh nói chung, Uông Bí nói riêng, ông Phạm Trung Hiếu - Trưởng Văn phòng đại diện Hội Môi giới Bất động sản tại Quảng Ninh chia sẻ, nhờ vào những lợi thế về hạ tầng giao thông, và có hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh, Quảng Ninh là địa phương đang thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản tìm về. Dù trong giai đoạn thị trường không quá nhộn nhịp nhưng Quảng Ninh vẫn được đánh giá là tốt hơn các khu vực, hứa hẹn sẽ tăng tốc mạnh mẽ.

Trong đó, Uông Bí - thị trường “mới nổi” của Quảng Ninh sở hữu dư địa phát triển cực lớn đang được tỉnh đặc biệt quan tâm, dồn nguồn lực với kỳ vọng biến nơi đây trở thành Thành phố công nghiệp lớn hàng đầu của tỉnh.

Phân tích cụ thể, TS. Cấn Văn Lực nhận định Uông Bí có nhiều điểm mạnh so với các địa phương khác. “Dân số của Uông Bí có 127.000 người, chiếm 9,4% dân số cả tỉnh Quảng Ninh. Thu nhập bình quân đầu người tại đây là 218 triệu/người/năm, gấp đôi bình quân cả nước, cao hơn trung bình cả tỉnh. Cơ cấu kinh tế: chủ yếu Công nghiệp - Xây dựng (48%), dịch vụ (47%), khớp với kinh tế của tỉnh Quảng Ninh hiện tại. Du lịch đón 2,6 triệu khách trong số 11,6 triệu khách đến với Quảng Ninh (chiếm ¼ lượng khách cả tỉnh). Uông Bí hiện đặt mục tiêu tăng trưởng 14% (giai đoạn 2025 - tầm nhìn 2030), tập trung vào công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và du lịch để phát triển”.

Cùng với đó, ông Phạm Trung Hiếu phân tích, hiện Uông Bí đang triển khai loạt dự án giao thông trọng điểm như Đại lộ Tây Nam (10 làn xe) cùng kế hoạch cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông hiện hữu như Quốc lộ 10, Quốc lộ 18… kết hợp với định hướng phát triển kinh tế, tập trung vào mũi nhọn du lịch, công nghiệp - công nghệ cao đã tạo lực đẩy cho Uông Bí trở thành “miền đất lành” đón “đại bàng làm tổ”. Nhiều “ông lớn” bất động sản đã độ bổ về mở rộng quỹ đất, xây dựng dự án, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cá nhân, hứa hẹn một môi trường đầu tư sôi động tại đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định với thị trường tiềm năng, nhà đầu tư cần có sự tính toán về phân khúc đầu tư cũng như “rót vốn” cho sản phẩm của chủ đầu tư nào để bảo đảm dòng tiền.

Theo các chuyên gia, với thị trường giàu tiềm năng như Uông Bí (Quảng Ninh), nhà đầu tư có thể tham khảo với loại hình đất nền bởi đây là phân khúc lợi nhuận lớn và dễ đầu tư hơn so với phân khúc khác. Đặc biệt, giá đầu tư vào đất nền tại đấy đang ở mức khá “mềm” so với những khu vực đã tăng trưởng mạnh như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn… Đặc biệt, giá trị bất động sản ở đây được đảm bảo tăng theo thời gian nhờ “làn sóng” phát triển hạ tầng - kinh tế và “làn sóng” dịch chuyển dân cư từ đô thị trung tâm ra đô thị vệ tinh.

Nổi bật trong phân khúc dự án đô thị - một trong những phân khúc sản phẩm Bất động sản đầy tiềm năng với dư địa phát triển mạnh mẽ tại Uông Bí (Quảng Ninh), dự án Khu đô thị LICOGI 18.1 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Số 18.1 (LICOGI 18.1) đang triển khai tại Phương Đông - Uông Bí - Quảng Ninh được nhắc đến trong buổi tọa đàm.

TS. Nguyễn Văn Đính nhận định: “Dự án Khu đô thị LICOGI 18.1 giáp Quốc lộ 10, Đại lộ Tây Nam (10 làn xe) là dự án hiếm có hiện nay khi đã hoàn thành công tác đầu tư hạ tầng, có điểm tựa pháp lý vững vàng, hơn nữa chủ đầu tư uy tín đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính. Đây là yếu tố rất đáng khen bởi trong thời điểm hàng nghìn dự án bị vướng mắc về tài chính, pháp lý như hiện tại thì Khu đô thị LICOGI 18.1 lại bảo đảm được để khách hàng có thể yên tâm đầu tư”.

Kết thúc tọa đàm “Uông Bí - Quảng Ninh - Điểm sáng đầu tư 2023”, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách hàng, môi giới bất động sản tham dự chương trình đã nhận diện và nắm bắt được những “điểm sáng” trên thị trường bất động sản Việt Nam nói chung, thị trường Quảng Ninh - Uông Bí nói riêng. Từ đó có cho bản thân những điều chỉnh cũng như quyết định đầu tư đánh giá trong năm 2023.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Nam: Đề nghị phê duyệt danh mục nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Duy Phước hơn 3,8ha

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan xem xét đề nghị của UBND huyện Duy Xuyên tại Tờ trình số 193 ngày 9/9 về việc đề nghị phê duyệt danh mục nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Duy Phước, xã Duy Phước. Qua đó tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

    11:31 | 18/09/2024
  • Bắc Giang: Khó hoàn thành kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội

    (Xây dựng) - Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của cả nước thì năm 2024 Bắc Giang phải hoàn thành 12.500 căn nhà ở xã hội (NƠXH). Tuy nhiên, đến nay, đa phần các dự án NƠXH trên địa bàn tỉnh đều chậm tiến độ, Bắc Giang khó hoàn thành kế hoạch đề ra.

    08:55 | 18/09/2024
  • Bất động sản công nghiệp sẽ đón sóng chuyển đổi xanh toàn cầu trong tương lai

    (Xây dựng) – Hiện nay, các doanh nghiệp toàn cầu ngày càng chú trọng đến ESG trong việc phát triển kinh doanh và đưa ra quyết định, trong đó, ngành Công nghiệp cũng tích cực chuyển đổi xanh hướng đến phát triển bền vững. Tại Việt Nam, công nghiệp xanh được xem như một sự chuyển mình tất yếu để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, xét trong chiến lược dài hạn.  

    08:00 | 18/09/2024
  • Thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là bao lâu?

    (Xây dựng) - Nhiều người dân thắc mắc, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, sau khi có quyết định thu hồi đất thì bao lâu nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ?

    07:58 | 18/09/2024
  • Gia Lai đề xuất xây dựng 184 căn nhà ở xã hội

    (Xây dựng) - Hưởng ứng Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã đặt mục tiêu xây dựng tổng cộng 3.700 căn nhà ở xã hội trong hai giai đoạn từ năm 2022-2030. Cụ thể, trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng 1.500 căn, và giai đoạn 2026-2030 là 2.200 căn. Đáng chú ý, riêng trong năm 2024, dự án xây dựng 184 căn hộ nhà ở xã hội được đề xuất thực hiện.

    21:55 | 17/09/2024
  • Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

    (Xây dựng) - Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có kiến nghị khẩn đến UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị thứ 3 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này trong vòng một tháng qua.

    18:37 | 17/09/2024
  • Hòa Bình triển khai lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hòa Bình vừa có Công văn số 1598/UBND-KTN về việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện.

    18:33 | 17/09/2024
  • Chủ đầu tư bàn giao căn hộ hạng sang cho cư dân dự án Heritage West Lake

    (Xây dựng) – Chủ đầu tư CapitaLand Development (CLD) chính thức bàn giao căn hộ Heritage West Lake, dự án nhà ở hạng sang đầu tiên của Tập đoàn tại Thủ đô Hà Nội. Các căn hộ được bàn giao hoàn thiện đến khách hàng từ tháng 9/2024. Đây là dự án nhà ở thứ hai CLD hoàn thành và bàn giao thành công trong năm nay, minh chứng cho cam kết của Tập đoàn trong việc mang đến cho cư dân những căn hộ chất lượng, đúng tiến độ.

    16:09 | 17/09/2024
  • HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê

    (Xây dựng) - Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.

    15:49 | 17/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất không thay đổi hạn mức công nhận đất ở

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 trên địa bàn Thành phố như quy định tại Quyết định 18/2016.

    15:39 | 17/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load