Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 08:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

19:07 | 10/11/2021

(Xây dựng) - Tiếp tục chương trình của Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, chiều 9/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

phat trien san xuat thong minh trong tien trinh cong nghiep hoa hien dai hoa
Hội thảo “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Công Thương, Hội tự động hóa Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà cung cấp giải pháp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy chuyển đổi công nghệ, số hóa và tự động hóa quy trình sản xuất.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết: Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu: Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đồng thời, Đại hội XIII của Đảng cũng xác định rõ yêu cầu “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Trước đó, Nghị quyết 23- NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định “Đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hoá trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất thông minh”.

Nghị quyết 52- NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh…

Triển khai thực hiện Nghị quyết nói trên, Việt Nam bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam là lĩnh vực thay đổi nhanh nhất, là ngành tốt nhất để đi tắt đón đầu với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số.

Mạng 5G bắt đầu được triển khai thương mại hóa, cơ sở hạ tầng cốt lõi với mạng băng thông rộng tốc độ cao làm nền tảng tốt cho đẩy mạnh hoạt động sản xuất thông minh.

Các doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn phát triển sản xuất thông minh với hệ điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối với các dây chuyền tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng cho đến sản xuất như Thaco Madaz, Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Khu Kinh tế Cát Hải, nhà máy sữa Vinamilk tại Bình Dương, giàn khoan tự nâng của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel…

Trong báo cáo công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số của UNIDO, Việt Nam có chỉ số Năng lực cạnh tranh công nghiệp CIP năm 2019 xếp thứ 43, tăng 3 bậc so với năm 2015. Trong nhóm các nền kinh tế tiêu dùng công nghệ số, Việt Nam đứng thứ 15/40 về nhập khẩu thiết bị, công nghệ số; đứng 46 và 48/150 về xuất khẩu công nghệ và hoạt động sáng chế…

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương công bố tháng 11/2021, trong công nghiệp chế biến, chế tạo, 70% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như rô-bốt…

Báo cáo này cũng cho thấy hơn 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2/3 doanh nghiệp lớn được khảo sát hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.

Tương tự, báo cáo của CSIRO (Úc) và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 11/2021 cũng cho thấy một phần nhỏ các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ doanh nghiệp có R&D trong các ngành sản xuất còn rất thấp.

Điều này có nghĩa là phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức.

Trước thực trạng trên, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), ông Đào Trọng Cường cho rằng việc phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Phát triển sản xuất thông minh vừa là cơ hội, vừa là thách thức để Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), TS Hà Minh Hiệp cũng khẳng định, sản xuất thông minh là điều kiện tiên quyết cho quốc gia tiến tới mục tiêu thành nước công nghiệp hiện đại, ngang tầm khu vực...

Tại hội thảo, các diễn giả, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận một số nội dung như thúc đẩy chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam; Phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất, đẩy mạnh R&D các thiết bị số; Hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất thông minh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số…

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load