Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 21:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở biên giới

18:14 | 11/10/2024

(Xây dựng) - Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối giao thương, khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại và áp dụng các chính sách thương mại mở cửa, quy trình thủ tục cải cách, đơn giản, đồng bộ đang đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều địa phương nhằm phát triển thương mại biên giới hoạt động bài bản, hiệu quả.

Cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở biên giới
Phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại và áp dụng các chính sách thương mại mở cửa, quy trình thủ tục cải cách, đơn giản, đồng bộ đang đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều địa phương nhằm phát triển thương mại biên giới hoạt động bài bản, hiệu quả. (Ảnh: Kim Oanh)

Chưa khai thác hết tiềm năng hoạt động thương mại biên giới

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so với năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền 2 tháng đầu năm 2024 là 8,44 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 28,88% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

Tuy nhiên, quy mô trao đổi hàng hóa qua tất cả các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới đất liền có sự phát triển không ngừng, song hoạt động thương mại biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng. Có thể thấy rõ điều này, thông qua hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống logistics tại một số tỉnh vẫn còn một số vấn đề như khó khăn, chưa được đầu tư đồng bộ đúng mức.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhìn nhận, thương mại biên giới toàn tuyến biên giới đất liền còn nhiều khó khăn.

Cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở biên giới
Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống logistics tại một số tỉnh vẫn còn một số vấn đề như khó khăn, chưa được đầu tư đồng bộ đúng mức. (Ảnh minh họa)

Cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu các tỉnh biên giới đã được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, tuy nhiên hệ thống logistics vẫn còn một số vấn đề như khó khăn vì chưa đồng bộ. Vì thế, chi phí dịch vụ logictics còn cao, tính liên kết giữa các vùng, các doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường kết nối tới cửa khẩu, tuyến đường liên huyện tại một số khu vực còn chậm và chưa tương xứng với nhau, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới.

Có thể thấy rõ vấn đề này khi liên hệ với thực tế từ tỉnh Lào Cai. Theo UNBD tỉnh Lào Cai, những năm qua, tỉnh đã nỗ lực đầu tư về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Năng lực kết nối giao thương, phát triển kinh tế cửa khẩu của Lào Cai đã và đang có những thành công nhất định.

Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều thành tựu trong kết nối giao thương kinh tế giữa các vùng, ASEAN và Tây Nam - Trung Quốc, nhưng kết quả này được nhận định chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu mua bán, giao thương giữa các khu vực. Hạ tầng thương mại, đường sá, bến cảng đã tiệm cận năng lực tối đa nhưng còn thiếu các trung tâm logistics hiện đại để điều phối các hoạt động xuất nhập khẩu.

Hay như, Lạng Sơn cũng là địa bàn trọng điểm trong phát triển thương mại biên giới. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách về phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

Nhưng, việc xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, hiện đại hoá các hoạt động logistic hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn còn nhiều hạn chế. Trong đó, có công tác lập quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, các chỉ tiêu dự báo quy hoạch chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực cửa khẩu chưa đồng bộ; tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu còn chậm. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu và các khu vực cửa khẩu chưa có tính đặc thù, vượt trội, chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; nguồn vốn dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng, các dự án trọng điểm còn hạn chế.

Thực tế hiện nay cũng cho thấy, một số doanh nghiệp tại một số địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai đang phải thuê, xây dựng kho bãi tại các tỉnh, thành như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh để tập kết hàng hóa, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh. Do đó, để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá.

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi “hút” nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

Để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu, mua bán trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá, đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu, vào hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại tại khu vực biên giới.

Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng, đặc biệt là tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh theo quy hoạch tạo thành mạng lưới đường sắt kết nối từ Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc) để nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều qua các cửa khẩu, nhằm đa dạng hóa phương thức vận chuyển là đường bộ, đường hàng không, đường biển và đường sắt, giảm chi phí logistics.

Cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở biên giới
Cần tiếp tục triển khai đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhằm kết nối liên quốc gia, liên vùng, kết nối đến hệ thống các cửa khẩu, biên giới sẽ là chủ đạo. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, có chính sách thu hút đầu tư để xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại, đầy đủ các chức năng như: vận tải, kho bãi, đại lý hải quan, tư vấn pháp luật, kiểm nghiệm, kiểm dịch... theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn…

Với Tây Nguyên cần thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics, đặc biệt là các trung tâm logistics phục vụ hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa; kết nối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Đóng vai trò là các đầu mối kết nối thương mại với Lào, Campuchia, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Tiểu vùng sông Mê Kông.

Theo ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại, trước hết ưu tiên xây dựng hạ tầng kết nối mạng lưới giao thông vận tải theo hướng vận tải đa phương thức để khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thu hút phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với xuất nhập khẩu.

Đẩy nhanh hình thành trung tâm logistics cho hàng nông sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông đường sắt) nhằm kết nối liên quốc gia, liên vùng, kết nối đến hệ thống các cửa khẩu, biên giới sẽ là chủ đạo. Mặt khác, xây dựng, kết nối các cụm công nghiệp và cụm công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ tổng hợp theo chuỗi giá trị và theo tuyến hành lang kinh tế. Đồng thời tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung đã được chính phủ hai nước ký kết.

Còn ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, để phát huy tiềm năng, thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, hiện đại hoá các hoạt động logistic hỗ trợ xuất nhập khẩu, thúc đẩy giao thương biên giới qua địa bàn, cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, các tỉnh, thành, các doanh nghiệp trong nước, cùng với sự hợp tác, kết nối, chia sẻ của các đối tác nước ngoài nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu đồng bộ, hiện đại, cung cấp các hoạt động logistic chuyên nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0.

Đối với tỉnh Lạng Sơn, thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu, hiện đại hoá các hoạt động logistic hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy giao thương biên giới qua địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu kinh tế cửa khẩu, nhất là đầu tư các công trình giao thông trọng điểm như tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn Km 18 đến Km 80 và đoạn Km3+700 đến Km18 và tuyến cao tốc Lạng Sơn đến Tiên Yên, Quảng Ninh.

Phát triển đa dạng các loại hình thương mại, du lịch, dịch vụ, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế trong khu kinh tế cửa khẩu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư và thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa...

Theo Báo cáo tóm tắt Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc, thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương hướng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng, tiếp tục phát triển hệ thống 5 khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang; khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu; khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Trong đó, ưu tiên tập trung đầu tư, hoàn thiện và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Phát triển 3 cửa khẩu áp dụng cơ chế khu kinh tế cửa khẩu gồm: Cửa khẩu Lóng Sập, tỉnh Sơn La; Cửa khẩu Chiềng Khương, tỉnh Sơn La; Cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên.

Nâng cấp, phát triển một số cửa khẩu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Nghiên cứu khả năng hình thành khu kinh tế cửa khẩu tại một số cửa khẩu như: Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, tỉnh Lai Châu. Phát triển các khu kinh tế theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm logistics với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có các cơ chế chính sách khuyến khích và ưu đãi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vùng, bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới.

Ở góc nhìn khác, Sở Công Thương Nghệ An đánh giá, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại biên giới, cần cụ thể hóa, đa dạng hóa hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu và có lộ trình và tăng cường công tác đầu tư phát triển hạ tầng khu vực biên giới nhất là tại khu vưc các cửa khẩu có điều kiện phát triển để thúc đẩy thương mại biên giới Việt - Lào.

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án thứ cấp

    (Xây dựng) - Sáng 12/10, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024) và trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án thứ cấp trên địa bàn.

  • GRDP Hải Phòng tăng 9,77% trong 9 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – Theo báo cáo UBND thành phố Hải Phòng, 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu kinh tế tiếp tục có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,77% so với cùng kỳ. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 17 nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung theo quy chế làm việc, chiều 11/10.

  • Hải An (Hải Phòng): Tập trung giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, Đoàn công tác của Thành ủy Hải Phòng làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Hải An về kết quả thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024, trọng tâm là công tác thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn quận.

  • An Giang: Cấm tham gia hoạt động đấu thầu một doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh Nghệ An

    (Xây dựng) – UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1535/QĐ-UBND cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam (Địa chỉ: Lô 5A, 5B Khu đô thị mới Đại lộ V.I. Lê Nin, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) do ông Trần Tử Đồng Khánh làm Giám đốc. Theo Quyết định này, thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu là 01 năm, kể từ ngày 10/10/2024 đến ngày 10/10/2025, vì vi phạm bị cấm trong đấu thầu.

  • Liên kết, tạo đà phát triển bền vững giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ

    (Xây dựng) – Ngày 11/10, tại thành phố Quy Nhơn, UBND các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ và triển khai kế hoạch thực hiện giai đoạn 2024-2025.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load