Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 18:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tư duy và cách tiếp cận mới về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

16:10 | 09/11/2021

(Xây dựng) - Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức. Sáng 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ngoài các đại biểu tham gia trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội, có khoảng 700 đại biểu tham gia hội thảo theo hình thức trực tuyến.

tu duy va cach tiep can moi ve cong nghiep hoa hien dai hoa
Hội thảo tại điểm cầu Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Qua 35 năm đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có bước chuyển đổi sâu sắc. Từ một quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cải thiện và được đánh giá cao. Việt Nam trở thành đối tác hợp tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Cơ cấu các ngành Công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo. Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên, phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu.

Bên cạnh những thành quả đạt được, TS Nguyễn Đức Hiển cũng chỉ ta những tồn tại. Theo đó, quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.

Nhận thức về phát triển nhanh (rút ngắn) quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước chưa đầy đủ. Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.

Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp, vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước... nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Các đột phá chiến lược chưa có bứt phá. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển...

tu duy va cach tiep can moi ve cong nghiep hoa hien dai hoa
Các đại biểu tham gia Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

TS. Nguyễn Đức Hiển cho biết: Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện được các mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ then chốt được Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là “đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trên, theo TS Nguyễn Đức Hiển, Việt Nam cần nhận diện được bối cảnh và các xu thế lớn của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong thời đại ngày nay để có những tư duy và tiếp cận mới về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN).

Thực tế trên đặt ra yêu cầu và đòi hỏi trong quá trình thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước phải gắn với tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 vừa qua.

“Điểm xuất phát của Việt Nam còn nhiều điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, vậy làm thế nào để Việt Nam có thể thực hiện được thành công quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Do đó, cần phải xác định được mô hình, con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và lựa chọn chính sách cho phù hợp”, TS. Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

Chỉ ra những “điểm nghẽn” của ngành Công nghiệp Việt Nam như nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu; Nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu kém, trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn thấp; Nguồn lực xã hội chưa tập trung nhiều đầu tư vào sản xuất… và phân tích các nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định: Yêu cầu thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Việt Nam phải đặt trong bối cảnh mới, trong chuỗi sản xuất, kinh doanh toàn cầu đã thay đổi.

Đề cập đến định hướng phát triển ngành Công thương với tư duy và cách tiếp cận mới về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: Trong giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, ngành Công nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Ngành chú trọng phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.

Tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước đồng thời với tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh nghiệm trong và ngoài nước đã trao đổi, làm rõ các vấn đề về bối cảnh, xu thế lớn của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trên thế giới cũng như những kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; kinh nghiệm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa …

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lùi thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng sau bão số 3

    NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sau cơn bão số 3.

  • Thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ hội trái cây lần thứ 1 tại Thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc.

  • Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến vận hành và cung cấp điện

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng bởi gió bão lớn, nhiều đường dây và trạm biến áp phân phối ở một số tỉnh, thành phố ở phía Bắc bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện diện rộng. Hiện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nỗ lực khắc phục sửa chữa lưới điện sau bão.

  • Thái Nguyên: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp – “cú hích” phát triển nền kinh tế

    (Xây dựng) – Thái Nguyên luôn xác định ngành công nghiệp đóng vai trò “trụ cột”, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp (KCN) là tiêu chí hàng đầu để sớm hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Nhằm hiện thực hóa điều này, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra các định hướng phát triển và tập trung triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định

    (Xây dựng) - Dự án Chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng đã chính thức “khai tử”. Nguyên nhân do nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

  • Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do đồng chí Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load