Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 22/07/2024 20:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”

16:04 | 15/07/2024

(Xây dựng) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. (Ảnh: VGP)

Việt Nam có nhiều lợi thế

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn hồi cuối tháng 4/2024 vừa qua cho biết, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy.

Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, như quyết tâm chính trị cao; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; lực lượng lao động có chất lượng; có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội lớn để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”
Việt Nam có nhiều lợi thế để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Để nắm bắt và hiện thực hóa được cơ hội này Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng và tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn trong thời gian ngắn, các đại biểu cho rằng nên tận dụng nền tảng sẵn có của các cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên; nhân lực công nghệ thông tin, điện tử... để đào tạo bổ sung về công nghệ bán dẫn; đồng thời, hình thành các trung tâm, khoa, viện, phòng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Các đại biểu cũng đề xuất cơ chế chính sách đào tạo, thu hút nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn; phát triển các ngành phụ trợ công nghiệp bán dẫn; các nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp... nhằm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Cũng theo các đại biểu, với sự quyết tâm cao, Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo

Kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.

Với mục tiêu đào tạo từ 50.000 - 100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng nhấn mạnh các quan điểm: Voi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao; đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo qua sản xuất kinh doanh; đa dạng hóa mọi nguồn lực, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước - xã hội - thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư.

Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”
Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khái quát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù; đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất…; đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp; phương thức đào tạo tiệm tiến và đột phá, cả trước mắt và lâu dài; huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp…

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" với cơ chế, chính sách phù hợp; phối hợp với các địa phương trong triển khai; thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch đào tạo nhân lực bán dẫn, xây dựng phương án hợp tác, chương trình, giáo trình, hướng dẫn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu mở thêm chuyên ngành…

Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp lĩnh vực chip bán dẫn; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành bán dẫn; nghiên cứu thúc đẩy hình thành thị trường lao động bán dẫn trong thị trường lao động nói chung.

Bộ Ngoại giao thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ đào tạo, thu hút nhân lực bán dẫn, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm. Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách visa, tạo thuận lợi thu hút chuyên gia nước ngoài trong ngành bán dẫn nói riêng và đào tạo nhân lực nói chung…

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công đoàn Việt Nam dừng các hoạt động văn hóa thể thao

    (Xây dựng) - Để bày tỏ tình cảm, sự kính trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn trực thuộc hoãn tổ chức các sự kiện chào mừng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 20/7/2024 đến khi có thông báo cụ thể.

  • Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động hướng về Điện Biên

    Ngày 20/7, Công đoàn Viên chức Việt Nam và các Công đoàn trực thuộc, do Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam Nguyễn Văn Đông, đã đến thăm, tặng quà, tri ân các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

  • Công đoàn Vinaconex: Đẩy mạnh công tác truyền thông tổ chức các phong trào thi đua

    (Xây dựng) – “Với các doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn, công tác truyền thông đặc biệt quan trọng; góp phần chính yếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, giúp tạo dựng tình cảm, uy tín của doanh nghiệp. Cũng như của tổ chức Công đoàn từ khách hàng, đối tác, đồng thời thúc đẩy tương tác, tính kết nối và mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn có thể tận dụng được tối đa các kênh truyền thông thì việc truyền tải thông tin, ý tưởng, thông diệp trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với bên ngoài sẽ trở nên vô cùng hiệu quả, góp phần hữu hiệu vào việc hoàn thành các nhiệm vụ cùa dơn vị và tổ chức công đoàn”, đây là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Vinaconex.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load