Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 19:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Vĩnh Phúc: Nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng

21:51 | 11/07/2024

(Xây dựng) – Việc thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường của đơn vị thi công trên các công trường xây dựng, nhất là các công trình giao thông vừa thi công vừa khai thác sử dụng đã góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động, người tham gia giao thông, giao thông thông suốt và đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án.

Vĩnh Phúc: Nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng
Chi cục Giám định xây dựng tổ chức kiểm tra chuyên ngành Xây dựng, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại dự án Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo quy định của pháp luật, an toàn lao động trong xây dựng là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và công nhân để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa sự cố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, tài sản, trang thiết bị xây dựng.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, thời gian qua Chi cục Giám định xây dựng Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra chuyên ngành Xây dựng, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại một số dự án. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Chi cục đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; chủ đầu tư, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng nắm bắt được quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo chất lượng các công trình, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay từ đầu năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vĩnh Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị nhà thầu thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, cử cán bộ của Ban thường xuyên kiểm tra hiện trường để theo dõi, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình, an toàn lao động.

Vĩnh Phúc: Nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng
Nhiều biển bảng, đèn cảnh báo được đơn vị thi công bố trí tại các vị trí dễ quan sát, vị trí nguy hiểm.

Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo điện tử Xây dựng tại công trình cải tạo mở rộng đường Mai Hắc Đế (đoạn từ đường nguyễn Tất Thành đến Vành đai 2) xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên: Đây là công trình đường giao thông vừa thi công vừa khai thác sử dụng, do vậy công tác đảm bảo an toàn lao động được liên danh các nhà thầu thực hiện dự án rất chú trọng. Tại các vị trí đào hố ga, cống, rãnh đều được chăng dây, đèn cảnh báo. Tại các vị trí đầu tuyến, cuối tuyến, vị trí đang triển khai thi công, đơn vị thi công đều đặt biển cảnh báo để cảnh báo trước cho người tham gia giao thông. Đặc biệt tại vị trí giáp với thửa đất số 81 của bà Lê Thị Bình (Tổ dân phố Chán, phường Định Trung), đơn vị thi công đã phải làm hàng rào chắn bằng tôn để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Thửa đất số 81 bà Lê Thị Bình có nguồn gốc là đất nông nghiệp, nằm trong diện tích thu hồi đất để thi công phần mở rộng của công trình, tuy đã được tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng đến nay hộ bà Lê Thị Bình vẫn chưa nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công của dự án. Hy vọng, trong thời gian tới, UBND phường Định Trung tiếp tục phối hợp cùng với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vĩnh Yên đẩy mạnh tuyên truyền vận động hộ bà Lê Thị Bình đồng thuận với chủ trương đầu tư của dự án, nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, anh Trương Quốc Tuấn, Chỉ huy trưởng dự án cho biết: Để đảm bảo an toàn lao động, trong quá trình thi công, công ty đã bố trí người điều hướng giao thông và đặt các biển cảnh báo, chăng dây tại các vị trí nguy hiểm. Khi công nhân nghỉ làm và vào ban đêm, công ty sẽ rào chắn cẩn thận, đặt đèn cảnh báo. Công nhân tại công trường đều được tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và được trang bị đồ bảo hộ lao động như: Mũ, áo, giày, găng tay... Tuy nhiên, do công trình vừa thi công, vừa được khai thác sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông nên trong quá trình thi công, đơn vi thi công phải bố trí thêm nhiều biển bảng, người điều hướng giao thông...

Vĩnh Phúc: Nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trên các công trình xây dựng
Đơn vị thi công quây tôn kín xung quanh khu vực công trường xây dựng và lắp biển báo, nội quy công trường để đảm bảo an toàn lao động.

Thực hiện Văn bản số 1606/UBND-CN3 ngày 13/3/2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên đã ban hành các văn bản đôn đốc các nhà thầu thi công các dự án trên địa bàn huyện Bình Xuyên thực hiện nghiêm quy định về đảm bảo an toàn lao động. Các đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm trước Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện nếu để xảy ra mất an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong phạm vi công trường. Kiên quyết dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình, mất an toàn lao động để kịp thời xử lý.

Trên công trường dự án cải tạo, nâng cấp nhà làm việc 2 tầng kết hợp bếp ăn UBND huyện Bình Xuyên, phóng viên nhận thấy đơn vị nhà thầu rất chú trọng công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường khi triển khai thi công dự án. Xung quanh công trình, đơn vị thi công đã quây tôn kín để tránh người không phận sự ra vào công trình. Ngay tại cổng, đơn vị đã gắn các khẩu hiệu về an toàn lao động và nội quy của công trường để mọi công nhân, người ra vào công trường thực hiện đúng theo nội quy. Công nhân làm việc tại công trình được phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn lao động, hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc. Đơn vị tư vấn giám sát thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.

Có thể thấy, công tác quản lý an toàn lao động đã được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thi công xây dựng vẫn còn một số nhà thầu tổ chức thi công xây dựng chưa tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn xây dựng; chưa trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân trên công trường. Đồng thời còn có sự chủ quan, thiếu tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng dẫn đến việc để xảy ra những sự cố mất an toàn trên công trường.

Tuệ An

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load