(Xây dựng) - Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, mở rộng thêm nhiều ngành nghề. Trong đó, xây dựng là một trong những ngành có yêu cầu chất lượng cao nhưng nhân sự lành nghề khá khan hiếm. Để đáp ứng được nhu cầu cấp bách này các học viên thường lựa chọn hướng học trung cấp xây dựng để có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí học tập. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về định hướng học tập này.
Tìm hiểu về trung cấp xây dựng
Trung cấp xây dựng là một trong những chương trình dạy nghề mang tính chất bắt tay, chỉ việc nên thời gian đào tạo sẽ chỉ từ 2 đến 3 năm. Trung cấp xây dựng được chia thành hai loại cơ bản là trung cấp xây dựng nghề và trung cấp xây dựng chuyên nghiệp.
Học trung cấp xây dựng nghề
Đây là hình thức đào tạo đối tượng từ bậc trung học cơ sở trở lên sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề, hiện chưa có bằng trung học phổ thông. Theo quy định, học sinh THCS sẽ đăng ký trung cấp xây dựng nghề như sau:
● Học trung cấp nghề theo diện học chuyên môn không học văn hóa. Sau khi tốt nghiệp nhận bằng trung cấp.
● Học trung cấp nghề theo diện có bổ túc văn hóa thì thời gian đào tạo sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp ngoài bằng trung cấp học viên còn được cấp thêm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa, giúp liên thông lên cao đẳng dễ dàng. Nhưng học viên sẽ không được đăng ký kỳ thi THPT Quốc gia các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Học trung cấp xây dựng chuyên nghiệp
● Hệ đào tạo từ 3 đến 4 năm đối với học sinh THCS
● Hệ đào tạo từ 1 đến 2 năm đối với những học sinh đã tốt nghiệp THPT
Học trung cấp xây dựng ra trường sẽ làm gì ?
Sau khi tốt nghiệp trung cấp ngành Xây dựng, các học viên có thể đảm nhận những công việc tại công trường, công xưởng hoặc văn phòng.
Làm việc tại công trường sẽ bao gồm các vị trí như: Thi công, thợ đào và đắp đất, đóng ép cọc, trộn bê tông cốt thép, hồ nề, ván khuôn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước ,giám sát, thi công,...
Làm việc trong văn phòng, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí như: Nhân viên tại phòng kế hoạch, dự án hoặc phòng quản lý chất lượng ở những đơn vị thi công,...
Vì sao nên học trung cấp xây dựng
Cơ hội việc làm rộng mở
Có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho ngành nghề xây dựng tại Việt Nam. Bạn có thể tìm kiếm hoặc nhiều tỉnh thành khác. Nếu có trình độ chuyên môn, bằng cấp phù hợp với yêu cầu thì có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp xây dựng của Nhà nước, tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài,...
Một số vị trí việc làm trong ngành xây dựng bao gồm:
+ Nhân sự thi công công trình
+ Nhân sự tư vấn, thiết kế
+ Giám sát công trình
+ Quản lý dự án xây dựng
Tiết kiệm chi phí
Học viên hệ trung cấp sẽ được Nhà nước hỗ trợ học phí (đối với học viên tốt nghiệp THCS) trong cả 3 năm học. Nguyên nhân xuất phát từ chủ trương khuyến khích đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Đối với những học viên đã đi làm hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì mức học phí thu theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Chương trình đào tạo bám sát nhu cầu tuyển dụng
Học viên trung cấp xây dựng sẽ được học thực hành lên đến hơn 70% bắt đầu từ năm học đầu tiên. Lượng kiến thức lý thuyết chỉ chiếm khoảng 30% nhưng vẫn sẽ đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung để có thể phát huy tốt khả năng khi tham gia thị trường lao động.
Vì vậy sau khi tốt nghiệp trung cấp xây dựng học viên sẽ có thể bám sát với nhu cầu công việc, giúp các nhà tuyển dụng hài lòng và đồng ý để bạn bắt đầu làm việc chính thức mà không cần đào tạo lại.
Có thể liên thông lên các bậc cao hơn
Sau khi tốt nghiệp trung cấp, các học viên đã có nền tảng chuyên môn nên có thể vừa học vừa đi làm nếu như có nhu cầu học liên thông lên các bậc cao hơn..
Chương trình đào tạo của ngành trung cấp xây dựng
Kiến thức
Học viên sẽ được học về dự toán, vẽ kỹ thuật, cấu tạo và thi công các công trình xây dựng.
+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên môn đã được học vào thực tế.
+ Có đầy đủ kiến thức về cơ học cơ sở, thủy lực, kết cấu thép, thiết kế, cầu thép,...
Kỹ năng
+ Kỹ năng khắc phục hay bảo hành sau xây dựng
+ Kỹ năng trong thi công, kiểm định dự án.
+ Kỹ năng khai thác và sửa chữa công trình, kiểm tra an toàn lao động.
+ Khả năng sử dụng tốt những phần mềm bổ trợ như: Autocad, SAP200 hay Civil 3D,...
+ Các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, thuyết trình,…
+ Kỹ năng phân tích thống kê số liệu xây dựng.
Thời gian học trung cấp xây dựng?
Hiện nay, thời gian đào tạo hệ trung cấp xây dựng thường kéo dài từ 1 đến 3 năm. Đối với chương trình đào tạo trung cấp vừa học vừa làm thường sẽ ngắn hơn. Với những bạn có kiến thức và kinh nghiệm trước thì thời gian học tập và lấy bằng chưa đến 1 năm.
Cơ hội việc làm khi học trung cấp xây dựng như thế nào?
Học viên tốt nghiệp trung cấp xây dựng có nhiều cơ hội việc làm do nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng phát triển tại tất cả các khu vực. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự phục vụ trong ngành Xây dựng là rất lớn. Nếu bạn đang phân vân về cơ hội việc làm của mình thì bây giờ bạn có thể yên tâm và theo đuổi lĩnh vực xây dựng.
Bạn có thể tìm kiếm thông tin việc làm xây dựng tại để nhanh chóng có được công việc như mong đợi. Đây là website luôn cập nhật nhanh nhất và đầy đủ nhất các thông tin tuyển dụng để hỗ trợ hết mình cho các ứng viên tìm việc.
Hoàng Hà
Theo