Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 21/09/2024 00:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

“Những người bị bỏ lại” trên thị trường chứng khoán Việt Nam

10:29 | 07/11/2021

(Xây dựng) - Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nóng bỏng tay được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc đầu tư không tỉnh táo lại khiến những câu chuyện trong quá khứ về “những người bị bỏ lại” khi phong trào đầu tư đi qua hiển hiện về.

nhung nguoi bi bo lai tren thi truong chung khoan viet nam
Ảnh minh họa.

Quan sát chúng ta nhìn thấy có hai trường phái đầu tư vào chứng khoán: Trường phái đầu tư phong cách “cáo già” - những kẻ tạo ra cuộc chơi và thu lợi trên cuộc chơi đó; Trường phái đầu tư ăn theo đội “phím hàng, rỉ tai” (thường đội phím hàng rỉ tai là công cụ của cáo già, các công ty niêm yết).

Hãy bắt đầu từ câu chuyện tôi tình cờ nghe được tại quán cafe. Một nhóm các cụ trên 60 tuổi được một thanh niên trẻ ngồi hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng, chứng khoán online và thực tập đặt lệnh mua bán. Qua câu chuyện tôi nghe được thì các cụ hoàn toàn tin tưởng vào những thông tin mà thanh niên trẻ cung cấp về tiềm năng của các mã chứng khoán cậu ta “phím hàng”. Cậu thanh niên luôn nhấn mạnh những thông tin cậu cung cấp là thông tin “nội bộ”, “chưa công khai”, “vì thân quen nên được người bên trong công ty cung cấp”…

Vâng! Thị trường chứng khoán hiện nay không khác gì những năm 2006 - 2008, nhà nhà chứng khoán, người người chứng khoán, người ta mua chứng khoán như mua mớ rau ngoài chợ. Đi đâu cũng nghe thấy cụm từ “hôm nay vào mã nào, có thông tin nội bộ gì không?”. Ai cũng muốn “cá kiếm” từ chứng khoán vì nhìn đâu cũng thấy người thắng và nó trở thành phong trào đầu tư. Nhưng có một câu chuyện khác mà chúng ta đã bỏ qua trong quá khứ, câu chuyện về “những người bị bỏ lại” khi phong trào đầu tư đi qua.

Tôi có một người quen, chị là một viên chức hành chính Nhà nước, trước năm 2008 chị chẳng biết gì về chứng khoán. Khi làn sóng đầu tư chứng khoán ùa tới, đi đâu chị cũng nghe thấy người ta nói về việc kiếm được lời từ chứng khoán. Chị về rút sổ tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng để đầu tư theo đội lái. Thật không may, vừa mua xong thì thị trường cứ thế đi xuống. Nghe theo lời khuyên của đội lái, xuống rồi nó sẽ lên, chị không cắt lỗ, nhưng khi giảm đến 20% vì tiếc tiền chị để luôn đó và nghĩ coi như của để dành và quay lại với công việc hàng ngày. Vừa rồi nghe thấy chứng khoán tăng mạnh chị quay lại… nhưng than ôi, sau 13 năm đầu tư hơn 1 tỷ đồng giờ giá trị còn lại chỉ 450 triệu đồng.

Vâng! chị chính là điển hình của “người bị bỏ lại” khi phong trào đầu tư đi qua. Thấy các cụ già ngồi nghe cậu thanh niên thuyết giảng về lợi nhuận mà chứng khoán sẽ mang lại khi đầu tư, tôi tự hỏi: Liệu rằng các cụ có trở thành “những người bị bỏ lại” khi phong trào đầu tư chứng khoán đang nở rộ hiện nay đi qua? Với chị bạn vì tuổi đời còn trẻ sau 13 năm vẫn có cơ hội được xem “thành quả” đầu tư của mình. Nhưng với các cụ liệu rằng có còn đủ quỹ thời gian để thưởng ngoạn “thành quả” đầu tư khi bắt đầu từ ngày hôm nay, thời điểm thị trường đang nóng bỏng tay?

Tôi tiếp tục với câu chuyện khác kể về một anh bạn là dân tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán từ rất sớm. Năm 2006, khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc cũng là lúc anh bỏ công việc ổn định và dùng 500 triệu tích góp để tham gia vào thị trường, đến năm 2008, sau hai năm đầu tư, anh đã nhân số tiền của mình lên 45 tỷ đồng. Để có được thành quả đó, anh tự mình nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng lợi thế của từng công ty trước khi đầu tư. Thậm chí, anh bỏ vốn tham gia vào cơ cấu một doang nghiệp có tiềm năng nhưng quản trị yếu, sau đó đưa doanh nghiệp đó lên sàn và kiếm lời từ việc bán lại cổ phiếu mình nắm giữ ban đầu. Đến năm 2008, nắm bắt được thị trường chứng khoán có dấu hiệu bị rút vốn, anh tất toán gần như toàn bộ cổ phiếu mình nắm giữ ở các công ty và chuyển qua đầu tư vào lĩnh vực khác. Vì là dân tài chính, ngứa nghề nên thỉnh thoảng anh vẫn tham gia lại vào thị trường và những khoản đầu tư của anh chưa bao giờ bị lỗ vì anh đã trở thành “cáo già”. Chúng ta đều hiểu, trên thị trường nếu có người được thì sẽ có người mất, như vậy qua thời gian do anh mà thị trường có một số “những người bị bỏ lại”.

Kể ra hai câu chuyện trên, tôi muốn nói với các bạn về hai trường phái đầu tư xảy ra trong quá khứ giờ đang xuất hiện trở lại. Tuy hiện nay, trường phái “phím hàng, rỉ tai” tạm thời đang thắng thế, đem lại lợi nhuận cho nhiều người đầu tư ăn theo. Nhưng câu hỏi là: Ai trong những người được “phím hàng, rỉ tai” tiết chế được lòng tham, biết dừng đúng lúc để hiện thực hóa được lợi nhuận, ai sẽ trở thành “những người bị bỏ lại” khi phong trào đầu tư chứng khoán đi qua? Chắc chắn người thắng cuối cùng là những “cáo già”, chủ các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

Cũng cần nói thêm về việc các công ty bất động sản hiện nay đang lợi dụng phong trào “phím hàng, rỉ tai” để đẩy cổ phiếu của họ lên cao, sau đó xé giấy lấy tiền. Những nhà đầu tư theo phong trào thích chạy theo thông tin “phím hàng, rỉ tai” mua vào cổ phiếu của các công ty này sẽ gặp rất nhiều rủi ro.

Nếu các bạn hiểu quy trình phát triển và hoàn tất một dự án bất động sản khi nghe thông tin công ty nào đó đang “Tài trợ quy hoạch, nghiên cứu đề xuất dự án…” sẽ không vội vàng lao theo để mua vào cổ phiếu của công ty đó. Bởi, một dự án bất động sản để hoàn tất thủ tục pháp lý sẽ mất từ 18 tháng đến 2 năm, từ bước đề xuất dự án. Sau đó, đưa được sản phẩm ra thị trường mất thêm bằng ngần ấy thời gian nữa để đầu tư thi công, đó là trong điều kiện thuận lợi, quỹ đất có sẵn.

Trường hợp tài trợ quy hoạch thì còn khó khăn hơn vì quy trình đấu thầu, đấu giá và chưa chắc doanh nghiệp tài trợ quy hoạch đã nhận được dự án. Thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến nhiều trường hợp chỉ với những thông tin sơ sài như công ty nào đó đề xuất tài trợ quy hoạch hay đề xuất dự án vu vơ ở đâu đó nhưng đội “phím hàng, rỉ tai” dựa vào đó thổi giá cổ phiếu lên gấp nhiều lần.

Cá biệt, có những công ty còn dùng chiêu trò ký rồi hủy với mục đích có dữ liệu cho đội lái “phím hàng” đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao. Chúng ta mua cổ phiếu nào đó vì chúng có tiềm năng ở thì tương lai nhưng khi những tiềm năng đó được thổi phồng quá mức, bị làm giả, nếu không tỉnh táo chúng ta sẽ trở thành “những người bị bỏ lại” với giá trị tài sản giảm đi rất nhiều như câu chuyện của chị bạn tôi đã kể ở trên.

Thị trường chứng khoán thực chất là một công cụ nhà cái dùng để tái phân bổ lại tài sản thông qua cổ phiếu. Có người bỏ ít được chia nhiều, có người bỏ nhiều được chia ít, thường những người bỏ nhiều bị chia ít chính là “những người bị bỏ lại” và những người bỏ ít được chia nhiều là số ít những “cáo già”, chủ doanh nghiệp niêm yết, họ tạo ra cuộc chơi và kiếm lời trên cuộc chơi đó.

Hồng Cương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load