Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 20:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Nghị trường Quốc hội tranh luận “gay gắt” vấn đề cắt điện, nước công trình vi phạm

19:07 | 22/10/2020

(Xây dựng) - Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Một trong những nội dung gây nhiều tranh luận liên quan đến vấn đề đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh.

nghi truong quoc hoi tranh luan gay gat van de cat dien nuoc cong trinh vi pham
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng (Ảnh: Quốc hội)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, về việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 của Luật XLVPHC), hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội.

Phần thảo luận trực tiếp tại phiên làm việc, các đại biểu chia thành 2 luồng ý kiến đối lập nhau. Theo đó, loại ý kiến thứ nhất, các đại biểu đề nghị tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước...”, vì qua tổng kết thi hành Luật cho thấy, với các quy định hiện hành, việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Phát biểu về vấn đề này, theo đại biểu Sần Sín Sỉnh (Đoàn đại biểu Lào Cai) cho rằng, không nên sử dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp dịch vụ điện nước. “Việc áp dụng biện pháp này sẽ vi phạm quyền con người và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính”, đại biểu Đoàn Lào Cai nêu quan điểm.

Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Đoàn đại biểu Nghệ An) cho rằng, không có một vụ vi phạm hành chính nào mà chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh phát hiện kịp thời và ngăn chặn một cách quyết liệt theo Luật xử lý vi phạm hành chính mà không thành công. “Lý do là vì làm không đến nơi đến chốn thì mới tồn tại, còn nếu đã quyết tâm, quyết liệt thì không có một doanh nghiệp nào không có cá nhân nào có thể chống lại các quyết định của cơ quan Nhà nước”, ông Cầu nhấn mạnh.

Các đại biểu có quan điểm này cho rằng: Điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác. Việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự nên cần được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm bảo đảm xử lý hài hòa lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng với quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

Về loại ý kiến thứ hai, các đại biểu cho rằng: Việc bổ sung biện pháp cưỡng chế này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhằm buộc cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, quy định như Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là quá rộng, chưa tương xứng với chế tài bị áp dụng trong một số trường hợp, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Do vậy, các đại biểu đề nghị thu hẹp phạm vi áp dụng và bổ sung nguyên tắc việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.

Tán thành việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” mà không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác, song đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn đại biểu Kon Tum) đề nghị quan tâm đến tính khả thi của giải pháp nêu trên. “Phải gắn trách nhiệm của bên cung cấp điện, nước vào đây thì mới xử lý được vấn đề”, đại biểu Tô Văn Tám nói.

nghi truong quoc hoi tranh luan gay gat van de cat dien nuoc cong trinh vi pham
Đề xuất ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước công trình vi phạm là một trong những nội dung gây nhiều tranh luận giữa các Đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Vương Ngọc Hà (Đoàn đại biểu Hà Giang) cho rằng, nên làm rõ trách nhiệm của UBND cấp huyện trong vấn đề này để đảm bảo quyết định xử phạt có hiệu lực thực tế. Ở một tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình hiểm trở, liên lạc khó khăn như Hà Giang, nhiều khi phải đo đếm, tính toán tang vật vi phạm… nên không đảm bảo được thời hạn xử lý vi phạm hành chính. Đại biểu Vương Ngọc Hà đề nghị nên quy định thời hạn là “trong vòng 72 giờ kể từ khi xảy ra vi phạm”.

Trong khi đó để bảo vệ quan điểm đồng tình với việc cần phải bổ sung biện pháp cưỡng chế là cắt điện, nước, đại biểu Bùi Quốc Phòng (Đoàn đại biểu Thái Bình) cho rằng trên thực tế đã có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Nếu vẫn cung cấp điện nước thì họ vẫn sản xuất và sẽ tiếp tục gây ô nhiễm. Điều này làm ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe của người dân và lợi ích của cộng đồng.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, kết thúc phiên thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có 23 đại biểu đóng góp, 9 đại biểu tham gia tranh luận và một số ý kiến đóng góp khác. Nhìn chung, các đại biểu tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu đối với Dự án Luật. Bên cạnh đó, hiện còn một số nội dung khác nhau của dự thảo Luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load