Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 01/10/2024 18:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Năm 2023, tiết kiệm kinh phí vốn Nhà nước lên đến 83 nghìn tỷ đồng

22:22 | 20/05/2024

(Xây dựng) - Đây là số liệu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề cập trong Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) năm 2023, trình bày tại chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 20/5.

Năm 2023, tiết kiệm kinh phí vốn Nhà nước lên đến 83 nghìn tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên

Theo báo cáo, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật THTK, CLP, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP.

Công tác THTK, CLP đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Nhận thức, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương được nâng lên; nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo đạt kết quả tốt trong THTK, CLP. Bên cạnh đó, kết quả THTK, CLP trong từng lĩnh vực còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.

Cụ thể, trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thu ngân sách Nhà nước, năm 2023 thực hiện đạt 1.754,1 nghìn tỷ đồng, tăng 133,4 nghìn tỷ đồng (tăng 8,2% so dự toán). Thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng. Chi ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 2.109,9 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% dự toán, tăng gần 74 nghìn tỷ đồng.

Công tác điều hành chi ngân sách Nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa cần thiết, chậm triển khai.

Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83 nghìn tỷ đồng.

Đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34% và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Thu NSNN khoảng 19%, trong phạm vi Quốc hội cho phép. Ước vay, trả nợ Chính phủ bảo lãnh năm 2023 trong hạn mức được duyệt, tổng dư nợ bảo lãnh đến ngày 31/12/2023 ước khoảng 279.719 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,7% GDP, giảm 18.243 tỷ đồng so với năm 2022.

Năm 2023, tiết kiệm kinh phí vốn Nhà nước lên đến 83 nghìn tỷ đồng
Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

78% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ đã giao 49,5 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (đạt 100% kế hoạch).

Giải ngân vốn đầu tư công thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trong năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 29,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 83% kế hoạch giao năm 2023.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,93%. Đến cuối năm, có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 05 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2023 tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục được cập nhật vận hành có hiệu quả. Tính đến ngày 31/12/2023, đã cập nhật 2,23 triệu tài sản với nguyên giá là 2,3 triệu tỷ đồng. Tổng số cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 183.044 cơ sở (đạt 69,8%); tổng số cơ sở nhà, đất còn phải sắp xếp là 79.404 cơ sở.

Năm 2023, Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 379 cơ sở nhà, đất của khối Bộ, cơ quan Trung ương. Tuy nhiên, công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp Nhà nước còn chậm.

Cả nước có 74.890 căn, nhà công vụ với tổng diện tích là 2.700.289m2 sàn nhà

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, cải cách thể chế về đầu tư công tiếp tục được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Lũy kế thanh toán từ đầu năm 2023 đến ngày 31/01/2024 là 661,7 nghìn tỷ đồng, đạt 80,75% kế hoạch, đạt 92,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, còn 91/115 Bộ, ngành, địa phương có kết quả giải ngân lũy kế 13 tháng thấp hơn bình quân cả nước.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, cả nước có 74.890 căn, nhà công vụ với tổng diện tích là 2.700.289 m2 sàn nhà. Việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đảm bảo hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ còn hạn chế.

Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Các địa phương cơ bản hoàn thành việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện. Cả nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 23,6 triệu ha (chiếm tỷ lệ 97,6% diện tích cần cấp). Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, xử lý 172 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, với diện tích 6.922ha.

Tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 là 42,02%. Lần đầu tiên Việt Nam bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường vẫn diễn ra; vẫn tồn tại điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép...

Các bộ, cơ quan đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 30 văn bản để cắt giảm, đơn giản hóa 341 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, cắt giảm thủ tục hành chính có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời, quyết liệt; thủ tục hành chính một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Việc sắp xếp, kiện toàn tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn một số bất cập...

Xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Chính phủ năm 2024, với 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp để thực hiện.

Nhóm giải pháp thứ nhất, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2024; xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực, trong đó phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

Nhóm giải pháp thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác THTK, CLP, đề xuất sửa đổi Luật THTK, CLP năm 2013. Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến THTK, CLP bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn.

Nhóm giải pháp thứ ba, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến; thực hiện các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.

Nhóm giải pháp thứ tư, tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực: quản lý ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai; quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động.

Nhóm giải pháp thứ năm, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành, trong đó tập trung lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load