Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 12:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Triển khai 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025

15:31 | 20/05/2024

(Xây dựng) – Đó là một trong những nội dung chính được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu trong Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 20/5.

Triển khai 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025
Phó Thủ tướng đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực (Ảnh: Quốc hội).

Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 nhiều chuyển biến tích cực

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, những kết quả đạt được của năm 2023 là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần các giải pháp tháo gỡ.

Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai Nghị quyết số 01, 02 và các Nghị quyết của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước; tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; phát triển du lịch; xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia…

Phó Thủ tướng đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực.

Kết quả đạt được những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66% , cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2023. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai; có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành viêc lập, thẩm định, phê duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 06 quy hoạch vùng kinh tế - xã hội và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nhiều đổi mới, được tập trung nguồn lực thực hiện. Nghiêm túc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, hoàn thiện, trình Quốc hội các dự án luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và Kỳ họp thứ 7 khóa XV, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Triển khai 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Quốc hội).

Triển khai 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng nêu những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, những khó khăn, thách thức như: Tăng trưởng tín dụng còn thấp; Giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh; Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn; Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu; Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm; một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã nêu 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án luật, nghị quyết, cơ chế, chính sách, quy định mới, thí điểm, đặc thù trình Quốc hội…

Thứ hai, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, liên vùng, nhất là thi công 1.000km đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000km, mở ra không gian, động lực phát triển mới, làm tăng giá trị gia tăng quỹ đất, giảm chi phí logistics.

Thứ tư, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Tiếp tục thực hiện quyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thứ năm, phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, y tế cơ sở, y tế dự phòng; chủ động ứng phó hiệu quả với các loại dịch bệnh; bảo đảm thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế; tăng cường quản lý môi trường y tế, an toàn thực phẩm.

Triển khai 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ (Ảnh: T/L).

Thứ bảy, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu , bảo đảm an ninh nguồn nước...

Thứ tám, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới quản lý công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, liêm chính, thực sự là công bộc của Nhân dân; triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 01/7/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trong tháng 9/2024.

Thứ chín, triển khai hiệu quả các chiến lược, đề án về quân sự, quốc phòng, nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nắm chắc, dự báo, đánh giá sát tình hình, không để bị động, bất ngờ.

Thứ mười, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực cho phát triển đất nước, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thứ mười một, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách; kịp thời đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện hiệu quả công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 là rất nặng nề, song với tinh thần đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, nhất định chúng ta sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, tận dụng mọi cơ hội, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu đề ra cho năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load