Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 19/08/2024 03:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

20:48 | 20/05/2024

(Xây dựng) – Với các giải pháp trọng tâm, gồm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia; Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Tiết kiệm ngân sách Nhà nước… tình hình kinh tế - xã hội các tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực với kết quả đạt tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Quốc hội).

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá: Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực.

Theo đó, những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai; có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 06 quy hoạch vùng kinh tế - xã hội và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nhiều đổi mới, được tập trung nguồn lực thực hiện. Nghiêm túc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, hoàn thiện, trình Quốc hội các dự án luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và Kỳ họp thứ 7 khóa XV, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Các chính sách quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc được triển khai hiệu quả…

Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng nhận định: Năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025).

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023 (Ảnh: T/L).

Ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để xem xét những nội dung quan trọng, trong đó đã sửa đổi, thông qua Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.

Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề tiếp tục được quan tâm. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được chú trọng…

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Trong đó, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; bảo đảm linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra.

Đồng thời, tăng cường đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị - xã hội củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội; động viên, cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên của doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã nêu các nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô…

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, cần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Cần có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai nhanh, hiệu quả quy hoạch, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân.

Thêm vào đó, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thực sự chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Duy trì ổn định thanh khoản và giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cùng với các có giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Chuyển đổi công năng và nỗi niềm doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Trở lại KCN Biên Hòa 1 lần này, chúng tôi có nhiều ngày đi thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp và nhận thấy, đa số được xây dựng từ năm 1980 về trước với cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ, đường sá làm trên những sườn đồi mấp mô đang xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc các nhà máy, xí nghiệp liên tục xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai nên các doanh nghiệp phải di dời ra khỏi KCN Biên Hòa 1. Tuy nhiên, việc di dời cũng nan giải vì cần nguồn vốn “khủng” hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất, người lao động chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống.

  • Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024. Xét về số vốn đầu tư, Singapore vẫn đang dẫn đầu, nhưng xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam.

  • Quảng Hòa (Cao Bằng): Bàn giao đưa vào sử dụng 41 công trình, dự án

    (Xây dựng) - Năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) thực hiện quản lý 80 công trình, dự án, với tổng vốn đầu tư đã giao 134,4 tỷ đồng. Trong đó, 30 công trình chuyển tiếp từ năm 2022, 37 công trình chuyển tiếp từ năm 2023, 13 công trình khởi công mới năm 2024.

  • Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

    (Xây dựng) - Ngày 17/8, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 865/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

  • Để hàng Việt khẳng định giá trị trên thị trường quốc tế

    Nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực lớn như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ… đang đặt ra những yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn, môi trường, nhất là việc chuyển đổi xanh với các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam.

  • Phê duyệt Điều lệ Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương vừa có Quyết định 1372/QĐ-BCT về việc Điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO). Điều lệ có 11 chương, 52 điều quy định toàn bộ tổ chức hoạt động của NSMO.

Xem thêm
  • Khơi thông mọi nguồn lực, vươn lên, đóng góp nhiều hơn cho đất nước

    Là thành phố năng động, sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy lợi thế, nguồn lực cho sự phát triển, trở thành đầu tàu của cả nước trên nhiều lĩnh vực.

    08:07 | 18/08/2024
  • Chuẩn bị đóng điện đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch của Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc và các bên liên quan, Dự án này sẽ hoàn thành và đóng điện vận hành toàn tuyến từ 09h00 ngày 17/8/2024. Dự án sớm đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và các địa phương trong khu vực.

    21:46 | 17/08/2024
  • Hà Tĩnh: Kim ngạch xuất khẩu từ đầu nhiệm kỳ đến nay đạt 7,3 tỷ USD

    (Xây dựng) - Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Hà Tĩnh đạt 7,3 tỷ USD; riêng năm 2023 đạt mốc 2,4 tỷ USD và từ đầu năm 2024 đến nay đạt 1,3 tỷ USD.

    21:44 | 17/08/2024
  • Lào Cai kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) – Vừa qua, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cùng với lãnh đạo các Sở, ngành đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình giáo dục thuộc danh mục đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thị xã Sa Pa.

    19:37 | 17/08/2024
  • 'Vùng Đồng bằng sông Hồng dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế'

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ đầu năm đến nay, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò vùng động lực, định hướng cho tăng trưởng nền kinh tế cả nước.

    19:33 | 17/08/2024
  • Cam Ranh (Khánh Hòa): Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND thành phố Cam Ranh đã có văn bản giao các phòng, ban liên quan thực hiện đề xuất giao nhiệm vụ chi tiết từng nội dung công việc và mốc thời gian cụ thể; giám sát, kiểm soát công việc, tránh tình trạng vướng mắc kéo dài mà không có giải pháp xử lý làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

    16:01 | 17/08/2024
  • Bình Định: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Với mục tiêu phấn đấu đến hết quý III/2024 phải giải ngân đạt trên 60%; đến hết quý IV/2024 đạt trên 90% và đến hết ngày 31/01/2025 phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch vốn năm 2024, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu các chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền giao, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024.

    15:58 | 17/08/2024
  • Bài 2: Cho những công trình vươn cao

    (Xây dựng) - Sau giải phóng, KCN Biên Hòa 1 đã tạo ra bước ngoặt trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế xứ Đồng Nai và từ thực tiễn sinh động ở KCN này đã góp phần hình thành tư duy về phát triển các ngành nghề công nghiệp đối với các thế hệ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai từ rất sớm. Đặc biệt, tỉnh này chú trọng triển khai, mở rộng hàng chục KCN khác, đưa Đồng Nai bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    14:45 | 17/08/2024
  • Bắc Ninh từng bước khẳng định vị thế cực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng

    Là địa bàn có diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt nhờ sự linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành, định hướng thu hút đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bắc Ninh đang có những bước đi vững chắc, từng bước khẳng định vị thế cực phát triển của vùng Thủ đô và Đồng bằng sông Hồng.

    10:43 | 17/08/2024
  • Cần Thơ: Nhiều tiềm năng phát triển và dư địa đầu tư

    (Xây dựng) – Chiều 16/8, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA) đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư - thương mại tại thành phố Cần Thơ. Chính quyền thành phố Cần Thơ, thành phố Thủ Đức, các Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cùng cộng đồng doanh nghiệp các địa phương đã tham dự.

    09:08 | 17/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load