Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 05/10/2024 04:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Mô hình nhà ở nào cho công nhân vùng dịch?

21:27 | 11/06/2021

(Xây dựng) - Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động luôn là vấn đề được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong Nghị quyết số 58/NQ - CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 05/2021 nêu rõ, giao Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2021. Liên quan đến nhiệm vụ này, câu chuyện giải quyết vấn đề nhà ở an toàn cho người lao động trong các Khu công nghiệp vùng dịch để thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa chống dịch, vừa khôi phục sản xuất cũng đang “nóng” hơn bao giờ hết.

mo hinh nha o nao cho cong nhan vung dich
Các công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam.

Đóng cửa các Khu công nghiệp (KCN) khiến mỗi ngày thiệt hại 2000 tỷ đồng

Trước đó, để ngăn chặn dịch bệnh COVID- 19 lây lan, tỉnh Bắc Giang đã phải đóng cửa tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh. Đây là chủ trương rất đúng đắn, kịp thời, không đánh đổi kinh tế lấy sức khỏe cộng đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, việc đóng cửa các KCN khiến kinh tế của tỉnh mỗi ngày thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Đây là thiệt hại hết sức nặng nề và không thể kéo dài lâu bởi sức chịu đựng của tỉnh, doanh nghiệp và công nhân có hạn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Bắc Giang hiện có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn lớn trên thế giới như: Apple, Toyota, Honda, Samsung... Vì vậy việc dừng sản xuất có thể khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Ví dụ như Samsung Bắc Giang đóng cửa trong thời gian dài thì cũng sẽ khiến Samsung Thái Nguyên, Samsung Bắc Ninh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiếu sản phẩm, nguyên phụ kiện đầu vào. Nếu đợi đến khi dập xong dịch mới sản xuất thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy, khiến các Tập đoàn thiệt hại lớn, nhất là giá cổ ph iếu.Thực tế trên đặt ra cho Bắc Giang một nhiệm vụ cấp bách là làm sao vừa chống dịch nhưng cũng phải nhanh chóng đưa sản xuất trở lại.

Mô hình quản lý công nhân từ ký túc xá đến nhà máy, tuyệt đối không tiếp xúc cộng đồng

Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), Tổ trưởng Tổ cách ly y tế và xử lý môi trường thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang cho biết: Ngay khi có mặt tại Bắc Giang, Bộ phận thường trực đặc biệt đã trao đổi với lãnh đạo tỉnh để có giải pháp ngay. Đầu tiên là thành lập ngay 35 đoàn (có đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh) kiểm tra giám sát thực tế, rà soát từng doanh nghiệp, đánh giá nguy cơ theo Quyết định 2194 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành năm 2020, để rà soát nguy cơ của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào chưa đủ điều kiện thì yêu cầu khắc phục ngay. Nếu như doanh nghiệp không khắc phục thì dừng sản xuất. Đối với những doanh nghiệp đang tạm bị phong tỏa không sản xuất được thì phải khắc phục ngay, đủ điều kiện mới được đưa vào sản xuất.

Điều kiện chung để được sản xuất trở lại đối với các doanh nghiệp là chỉ sử dụng người lao động đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch từ ngày 9/5/2021 trở lại đây và có 2 lần xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 (kể từ ngày 9/5/2021 trở lại đây), trong đó lần gần nhất trước khi quay trở lại làm việc là 1 ngày.

Công nhân đủ điều kiện quay trở lại sản xuất sẽ được bố trí ở tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá riêng biệt của doanh nghiệp. Công nhân ngoài nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng. Trước khi tổ chức sản xuất lại, doanh nghiệp bố trí đón công nhân đến nơi ở tập trung của doanh nghiệp ít nhất 3 ngày trước khi làm việc và thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ lao động.

Doanh nghiệp phải phải bố trí phương tiện đưa, đón người lao động từ kí túc xá đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về kí túc xá; Thực hiện xét nghiệm tầm soát COVID-19 liên tục đối với toàn bộ công nhân. Với mô hình trên thì công nhân được quản lý khép kín từ công ty đến khi về nơi ở để đảm bảo an toàn ở mức tối đa trong sản xuất.

“Chúng tôi cũng tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang ban hành bộ tiêu chí đánh giá cho doanh nghiệp trở lại sản xuất an toàn. Trong thời gian rất ngắn (3 tuần), tỉnh Bắc Giang triển khai hết sức quyết liệt. Cho đến nay gần 10 nghìn công nhân đã trở lại sản xuất và hơn 15 doanh nghiệp thực tế đã sản xuất trở lại. Ngoài ra còn có gần 40 doanh nghiệp đã thẩm định, chờ đón công nhân vào triển khai sản xuất. Chúng tôi xác định đây là việc rất quan trọng” – ông Dương Chí Nam nói.

Mô hình chuỗi: Mỗi Doanh nghiệp quản lý một khu nhà trọ

Song song với việc đó, Tổ cách ly y tế và xử lý môi trường đã triển khai tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng một phần mềm quản lý doanh nghiệp từ nơi sản xuất cho đến nơi ở của công nhân. Phần mềm có thể theo dõi công nhân sử dụng phương tiện gì đến công ty, nhà trọ ở với ai, những người ở cùng làm ở doanh nghiệp nào…

“Ứng dụng công nghệ này đã được áp dụng thí điểm và và kết quả rất khả quan. Hy vọng thời gian tới tỉnh sẽ đưa vào áp dụng toàn diện. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã thẩm định phần mềm này cùng chúng tôi và thấy rất khả thi” - ông Dương Chí Nam cho biết.

Cụ thể, khi phát hiện ca dương tính trong doanh nghiệp hay một phân xưởng, có thể truy xuất ngay lập tức ngay lập tức (chỉ trong 10 phút) các thông tin như: Ca dương tính đi làm bằng xe riêng hay xe chung, xe chung thì đi với những ai, biển số xe, ở với ai và những người liên quan ở cùng làm tại doanh nghiệp nào... Vì thế có thể phong tỏa tạm thời ngay lập tức để tổ chức điều tra dịch tễ và xét nghiệm các trường hợp có liên quan.

Theo ông Dương Chí Nam, hiện tại các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất áp dụng mô hình công nhân ở tại chỗ, sản xuất tại chỗ. Việc này không những giúp từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho người lao động mà còn góp phần giảm tải cho các khu cách ly xã hội; Bởi cũng với số lượng công nhân đó, thay vì đưa đi cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly, sẽ đưa vào cách ly ngay trong các phân xưởng, nhà máy, vừa thực hiện cách ly vừa tham gia sản xuất.

Tuy nhiên đặt ra một bài toán đó là trong giai đoạn tới, 100% công nhân quay lại làm việc thì không thể ở hết được trong doanh nghiệp mà phải phân tán trong các khu nhà trọ.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ phận thường trực đặc biệt đã tham mưu với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang một mô mình “rất hay” đó là mỗi một khu nhà trọ sẽ do một công ty quản lý và chỉ có công nhân của công ty đó ở trong khu nhà trọ đó.

“Tức là chúng ta sẽ quản lý theo một chuỗi từ đầu đến cuối mà doanh nghiệp và chủ nhà trọ sẽ chịu trách nhiệm, còn chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Việc quản lý theo một chuỗi như thế rất tốt và khi xảy ra vấn đề gì cũng sẽ chỉ xảy ra tại một doanh nghiệp và không bị lan sang các doanh nghiệp khác” – ông Dương Chí Nam giải thích thêm.

mo hinh nha o nao cho cong nhan vung dich
Các công nhân được bố trí ăn, ngủ ngay tại công ty tạo thành một mô hình khép kín.

Trường hợp nếu doanh nghiệp quản lý chặt thì sự cố còn có thể chỉ bị ở một phân xưởng chứ không xảy ra tại nhiều phân xưởng được. Tức là giảm tối đa tác động của COVID-19 tới các doanh nghiệp khác và chúng ta khu trú được ngay ở từng doanh nghiệp, từng khu nhà trọ.

Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đánh giá đây là phương án rất khả thi. Bắc Giang nếu làm được mô hình này sẽ là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước qua thực tiễn đợt dịch vừa rồi sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm triển khai áp dụng những biện pháp trong thời gian tới sẽ quyết liệt và có mô hình rất hay đáng để các tỉnh khác nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới”.

Bài: Mô hình nhà ở nào cho công nhân vùng dịch tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Huệ Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load