Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 04/10/2024 10:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

10:08 | 04/10/2024

(Xây dựng) - Như tin đã đưa, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức hội nghị công bố xác lập vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải; trước đó đã công bố Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy… với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị hệ sinh thái, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải Phạm Ngọc Kế cho biết, tỉnh Thái Bình công bố quyết định xác lập vị trí, ranh giới, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải phù hợp với thực tế đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng đất, đất có mặt nước tại vùng đất ngập nước Tiền Hải.

Thái Bình là 1 trong số 28 tỉnh ven biển Việt Nam, thuộc Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên 1.584,61km2, có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo vùng bãi triều trên 16.000ha. Địa phương diện tích nhỏ, chỉ chiếm 0,48% diện tích cả nước, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước.

Địa phương từng nổi danh một thời về vựa lúa đạt năng suất 5 tấn thóc/ha đầu tiên trên miền Bắc. Nhưng bước vào cơ chế mới, theo nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa; là tỉnh thuần nông lại đất chật - người đông đứng trước nguy cơ tụt hậu kinh tế so với các địa phương bạn, Thái Bình đã sáng tạo vận dụng Nghị quyết 36-NQ/TW của Trung ương Đảng (khóa XII), về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà mình có lợi thế. Trụ cột là khai thác công nghiệp ven biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, du lịch và dịch vụ biển, kinh tế cảng biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển.

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Chủ tịch UBND xã Nam Phú Đặng Văn Khương cho biết: Tỉnh Thái Bình công bố vị trí, ranh giới và diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là cơ hội tốt cho địa phương quản lý quy hoạch, bảo vệ rừng ngập mặn.

Thái Bình chú trọng tạo quỹ đất, mặt bằng sạch, không gian dành cho phát triển công nghiệp. Với 10 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu công nghiệp trong Khu kinh tế Thái Bình và 49 cụm công nghiệp đã hình thành trên địa bàn 8 huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng gần 3.000ha đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. Đặc biệt, Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với diện tích là 30.583ha với 22 khu công nghiệp với diện tích là 8.020ha đất công nghiệp.

Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đạt trên 54.737 tỷ đồng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đạt trên 1.364 triệu USD, chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu của tỉnh từ các cơ sở sản xuất trong Khu kinh tế. Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho 76.620 lao động. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp phát triển theo hướng Nhà máy xanh Việt Nam.

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Ông Đỗ Văn Tú, cán bộ môi trường của Khu du lịch Cồn Vành nêu, vấn đề môi trường ở đây còn bất cập, địa phương sớm đầu tư kinh phí để thu gom xử lý rác thải khu vực vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình đã chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ, cảng biển; nhiều diện tích trồng lúa có thể quy hoạch thành khu kinh tế, nhưng để góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tỉnh Thái Bình cần xác định hướng phát triển phải là hướng biển và đây cũng là phù hợp với lịch sử truyền thống quai đê, lấn biển của địa phương.

Năm 2019, tỉnh Thái Bình đã thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy với diện tích 6.560ha; nay công bố Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải diện tích 12.500ha, nâng tổng diện tích bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước của tỉnh Thái Bình lên 19.060ha, để bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển; bảo tồn loài sinh cảnh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt bảo vệ khu vực di trú của các loài chim nước.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải đang là vấn đề thời sự mà dư luận quan tâm. Cụ thể, xác định vị trí, ranh giới của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình, theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải diện tích 12.500ha; trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.726ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.774ha.

Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải nằm ở vùng ngoài đê số 5, số 6 của huyện Tiền Hải; phía Bắc giáp với vùng cửa Trà Lý và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt và quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, phía Tây giáp với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, quy hoạch khu đô thị dịch vụ Cồn Vành - Cồn Thủ, khu lấn biển và khu quy hoạch phố biển Đồng Châu, phía Đông giáp với biển Đông.

Ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định bằng 33 điểm tọa độ từ P1 đến P33. Tổng diện tích Khu bảo tồn là 12.500ha, trong đó gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.726ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.774ha, vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là khu vực liền kề, bao quanh ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải với diện tích 3.446,5 ha.

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có 590,7ha rừng ngập mặn, đây toàn bộ là rừng đặc dụng. Rừng trong khu bảo tồn liền khoảnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, với đa dạng các loài cây ngập mặn gồm: bần, trang, sú, mắm, đước… Rừng ngập mặn, ngoài vai trò to lớn là phòng hộ và lấn biển rừng ngập mặn còn tạo nên nhiều kiểu sinh cảnh quan trọng đối với vùng đất ngập nước. Các kết quả điều tra, nghiên cứu ở vùng đất ngập nước ven biển Tiền Hải cho thấy khu vực này có khoảng 600 loài động vật sống trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều và vùng nước cửa sông ven bờ. Trong số đó, có 2 loài chim nước di cư, trú đông thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến đây trú ngụ và kiếm ăn như: Cò thìa, Rẽ mỏ thìa.

Ngoài các giá trị về bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải còn có giá trị rất lớn về kinh tế ven biển, đây là nơi cư trú, sinh sản nhiều loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên ven bờ hàng năm đã mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho rất nhiều cư dân ven biển. Giá trị đa dụng của rừng ngập mặn tạo nên tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái, khả năng lưu giữ các-bon. Là nơi học tập và nghiên cứu khoa học, nơi lưu giữ nguồn gen động vật và thực vật đặc trưng của khu vực cửa sông, ven biển.

Diện tích thuộc quy hoạch lâm nghiệp trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là 2.726ha, trong đó diện tích đang có rừng là 590,7ha, diện tích có thể phát triển rừng được trong những năm tới khoảng 500ha. Ba xã có bãi triều, nhiều rừng ngập mặn là: Xã Nam Thịnh có 76ha, xã Nam Hưng có 364ha; xã Nam Phú có 60ha.

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Rừng trong khu bảo tồn đa dạng các loài cây ngập mặn như: bần, trang, sú, mắm, đước…

Khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, ngày 10/3/2020 UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 728/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Bình, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và có Quy chế quản lý với các nhiệm vụ: Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật Đa dạng sinh học; Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học; Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Thái Bình quy định đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm 6 nội dung lớn: Không làm thay đổi địa mạo, hải lưu ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh; không được thực địa thăm dò, khai thác khoáng sản; cư trú trái phép; lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất; phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước;

Thái Bình: Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế
Quy hoạch lâm nghiệp trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là 2.726 ha, diện tích đang có rừng ngập mặn là 590,7ha.

Không triển khai các hoạt động làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước, bao gồm: Thay đổi chế độ thủy văn; gây ô nhiễm môi trường; thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và biến động thành phần loài; Không săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

Bảo vệ sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên của các loài chim nước, chim di cư và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa. Được thu thập các mẫu vật của các loài sinh vật theo quy định của pháp luật; Được thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, suy thoái hệ sinh thái trong phân khu; đồng thời có các qui định đối với phân khu phục hồi sinh thái; Quản lý vùng đệm, để quản lý tốt Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load