Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 00:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Hà Nội: Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai liệu có vi phạm pháp luật?

19:30 | 21/08/2020

(Xây dựng) - Nói về hệ thống cấp nước Thủ đô Hà Nội, ngày 21/3/2013, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành Quyết định số 499/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong quyết định này về phần bổ sung nguồn nước đã quy định bổ sung 3 nhà máy nước mặt gồm: Nhà máy nước sông Hồng công suất 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2 tăng công suất 600.000m3/ngày đêm.

ha noi viec dau tu xay dung he thong cap nuoc xuan mai lieu co vi pham phap luat
Chưa đủ điều kiện xây dựng, nhưng hàng chục ha ruộng vườn của nhân dân Hòa Bình đã bị chủ đầu tư cho cày xới làm hạ tầng.

Có thể nói, đến giai đoạn hiện nay Nhà máy nước sông Đuống đã hoàn thiện theo công suất cung cấp nước; Nhà máy nước sông Đà cũng đang triển khai giai đoạn 2; Nhà máy nước sông Hồng đang thi công xây dựng. Nhìn chung, việc xây dựng các nhà máy nước đang thực hiện theo quy hoạch của Thủ tướng phê duyệt nhưng chậm với tiến độ. Đặc biệt, trong Quyết định của Thủ tướng cũng quy định phải tiến hành xây dựng một số hệ thống đường ống dẫn chính được ghi cụ thể trong Quyết định. Nhưng việc này chưa được thực hiện hoặc thực hiện rất ít. Nếu như các nhà máy hoàn thành theo quy định về mặt công suất thì hệ thống truyền tải, hệ thống phân phối nước cho nhân dân sẽ thiếu trầm trọng. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung thì dư thừa, nhưng nguồn tiêu thụ đến người dân lại thiếu.

Ngày 20/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2055/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó tới nay UBND Thành phố Hà Nội đang thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan để trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Được biết, với đề xuất của UBND Thành phố Hà Nội trong việc điều chỉnh Quy hoạch hệ thống cấp nước Hà Nội hiện nay, các Bộ, ngành, các chủ đầu tư đang đầu tư xây dựng các nhà máy nêu trên còn nhiều băn khoăn, vướng mắc, vì vậy đến nay Quy hoạch điều chỉnh hệ thống cấp nước Hà Nội chưa được trình Chính phủ phê duyệt.

Mặc dù, ngày 20/12/2017, Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô, nhưng ngày 23/6/2017 ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ký Công văn số 3045/UBND-KHĐT về việc nghiên cứu, đề xuất dự án Nhà máy nước Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Nội dung chính của công văn là chấp thuận nguyên tắc cho Công ty Cổ phần nước Aqua One nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án. Đồng thời giao cho Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, UBND huyện Chương Mỹ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn Công ty Cổ phần nước Aqua One lập hồ sơ đề xuất dự án theo quy định.

Ngày 26/2/2018, ông Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký Công văn số 252/UBND-NNTN gửi UBND thành phố Hà Nội về việc xin ý kiến Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai – Hợp phần công trình thu, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô, nhà máy nước, bể chứa trung gian và tuyến ống truyền tải nước sạch. Nội dung chính của văn bản này là đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho ý kiến, về các nội dung liên quan đến Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước nêu trên do Công ty Cổ phần nước Aqua One đề xuất.

Ngày 12/4/2018, UBND Thành phố Hà Nội có Văn bản số 1556/UBND-KH&ĐT về Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai – Hợp phần công trình thu, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô, nhà máy nước, bể chứa trung gian và tuyến ống truyền tải nước sạch. Nội dung văn bản nêu lên sự cần thiết phải đầu tư, về chủ trương đầu tư, về quy hoạch cấp nước, về nhà đầu tư và những nội dung khác như tiêu chuẩn sử dụng nước, tiêu chuẩn cấp nước và công nghệ cấp nước. Đọc văn bản này người ta có cảm giác đây là tờ trình xin chủ trương đầu tư mà UBND Thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 23/5/2018, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND Quyết định chủ trường đầu tư, chấp nhận nhà đầu tư là Công ty Cổ phần nước Aqua One đầu tư hệ thống cấp nước nêu trên.

Ngày 6/6/2018, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2775/QĐ-UBND quyết định chủ trương đầu tư. Chấp thuận nhà đầu tư là Công ty Cổ phần nước Aqua One.

Ngày 21/8/2019, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 1787/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hạng mục nhà máy xử lý nước thuộc Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hợp phần công trình thu, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô, nhà máy nước, bể chứa trung gian và tuyến ống truyền tải nước sạch. Trong đó, nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Đất công trình chính, phụ trợ là 19,7600ha; Đất cây xanh cảnh quan 12,8858ha; Đất giao thông, bãi đỗ xe, kè taluy, đất dự phòng 12,8621ha. Tổng diện tích đất là 45,5079ha. Đây là một diện tích quá lớn so với yêu cầu của một nhà máy nước. Người ta hình dung diện tích này còn có thể xây dựng một khu đô thị trong tương lai. Vì vậy cũng cần phải xem xét việc phê duyệt quy hoạch này để đảm bảo tiết kiệm đất đai, tài nguyên.

Ngày 16/9/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 2385/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hợp phần công trình thu, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô, nhà máy nước, bể chứa trung gian và tuyến ống truyền tải nước sạch (giai đoạn 1 công suất 300.000m3/ngày đêm tại tỉnh Hòa Bình).

Có thể nói, đây là một dự án tương đối đầy đủ cơ sở pháp luật mà được sự “phối hợp” chặt chẽ của hai vị Chủ tịch tỉnh đã tiến hành triển khai các thủ tục rất nhanh gọn, đồng thời cũng tạo mọi cơ hội cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Chính vì vậy, khi dự án thông qua các Sở, ban, ngành của các tỉnh một cách nhanh gọn mà ít có dự án nào làm nhanh như vậy mặc dù dự án đó nằm trên địa bàn của tỉnh.

Một điều rất khó hiểu, hai vị Chủ tịch tỉnh này ký Quyết định đầu tư cho nhà đầu tư trái với Quy hoạch cấp nước tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ. Chưa hết, dự án này còn được “bật đèn xanh” để triển khai thi công xây dựng khi chưa thực hiện các quy định về Luật Đất đai và giấy phép xây dựng. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 9/2019 đã gây ra khiếu kiện, bức xúc của người dân tại xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình mà Báo điện tử Xây dựng đã đưa tin ngày 20/3/2020.

Theo ông Bí thư huyện Kỳ Sơn: “Dù nhà máy đặt tại địa bàn huyện, nhưng nguồn nước lại được cấp toàn bộ cho Thủ đô Hà Nội. Người dân Kỳ Sơn cũng không được dùng nước sạch từ nhà máy này. Vừa qua, phía huyện có đề xuất, nhà máy nằm trên địa bàn nếu được thì cung cấp nước sạch cho huyện Kỳ Sơn, nhưng không được chấp thuận” (Báo điện tử Xây dựng ngày 20/3/2020). Trước sức ép của dư luận, việc đầu tư xây dựng nhà máy nước này đang bị đình chỉ.

ha noi viec dau tu xay dung he thong cap nuoc xuan mai lieu co vi pham phap luat
Bản đồ quy hoạch dự án.

Được biết, Quy hoạch điều chỉnh cấp nước Thủ đô Hà Nội do UBND Thành phố Hà Nội chủ trì đang xin ý kiến các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong dự kiến điều chỉnh để phù hợp với công suất cấp nước theo quyết định Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ nhằm mục đích hợp thức hóa cho việc xuất hiện nhà máy nước Xuân Mai – Hòa Bình, UBND Thành phố Hà Nội đã hạ công suất của các nhà máy khác. Vấn đề này cũng đang bị các chủ đầu tư các nhà máy nước đã và đang đầu tư xây dựng có ý kiến không đồng tình.

Liệu các Bộ, ngành có đồng ý phương án điều chỉnh là “chèn” thêm nhà máy nước Xuân Mai và hạ công suất của các nhà máy nước khác? Vấn đề này chắc chắn sẽ là rất khó bởi nhiều lý do mà chúng tôi sẽ phân tích ở những bài báo sau.

Trong trường hợp quy hoạch điều chỉnh không “chèn” được nhà máy nước này để hợp thức hóa cho quy hoạch thì việc tự ý xây dựng khi không có giấy phép xây dựng, chưa có thủ tục pháp lý về đất đai sẽ vĩnh viễn không được xây dựng hoặc phải sau xây dựng sau năm 2030 thì những tổn thất về tài chính ai sẽ chịu? Đương nhiên là chủ đầu tư, nhưng còn trách nhiệm của hai vị Chủ tịch? Mặc dù đó là tiền của doanh nghiệp nhưng cũng là tiền của nhân dân, đất nước. Có lẽ đây cũng là bài học cho việc lạm quyền của những người có quyền.

Duy Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load