(Xây dựng) - Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, điều kiện đầu tiên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. |
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ có 3 đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đó là: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, điều kiện đầu tiên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật Nhà ở 2014.
Bên cạnh đó cần có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014.
Tiến Hào
Theo