(Xây dựng) – Đất lấn chiếm trước ngày 1/7/2014, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sẽ được cấp sổ đỏ.
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 5, Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp theo quy định và không có tranh chấp.
Để được cấp sổ đỏ đối với đất lấn chiếm thì thời gian lấn, chiếm phải xảy ra trước ngày 1/7/2014, sau ngày 1/7/2014 hành vi lấn, chiếm đất là vi phạm pháp luật. Đồng thời, chỉ hộ gia đình, cá nhân mới được cấp, không áp dụng với tổ chức.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được cấp sổ đỏ mà chỉ có người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì được cấp sổ đỏ.
3 trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ
Hiện nay, có 3 trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ, gồm: Người đang sử dụng đất ổn định theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp; Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp; Người sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không có tranh chấp.
Đất lấn chiếm xin cấp sổ đỏ nộp những khoản tiền nào?
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn chiếm phải nộp tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ.
Thứ hai, nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ khi xin cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm. Trong đó, lệ phí trước bạ = 0,5% x (diện tích x giá 1m2 tại bảng giá đất).
Lưu ý, tuỳ vào quy định của Hội đồng nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp khoản tiền khi làm lệ phí cấp sổ đỏ khác nhau.
Đồng thời, tùy thuộc vào từng trường hợp (có hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nguồn gốc, vị trí, diện tích thửa đất…) mà số tiền phải nộp khác nhau.
Thu Hằng
Theo