Kỳ I: Cuộc chơi mới của những doanh nghiệp địa ốc
(Xây dựng) - Quy luật của cuộc chơi trên thị trường địa ốc đã dần thay đổi khi khẩu vị của người tiêu dùng xê dịch. Nhu cầu về một căn nhà với những bức tường bao quanh đơn điệu là đủ đã qua. Xu hướng lựa chọn tổ ấm xanh nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Một “thế cờ” mới được thiết lập trên thương trường bất động sản khi “từ khoá” công trình xanh giữ vai trò “chủ chốt”.
Một góc dự án Vinhomes Ocean Park 1- Gia Lâm- Hà Nội, nơi đây được ví như Thành phố Singapore thu nhỏ. |
Sự bùng nổ của bất động sản xanh
Kết thúc giai đoạn sốt nóng kéo dài từ 2009-2011, thị trường bất động sản bắt đầu rơi “xuống đáy”. Giai đoạn 2011-2013 được ví như cuộc thanh lọc gay gắt đối với thị trường địa ốc. Cũng sau giai đoạn này, những tiêu chuẩn mới về sản phẩm, những khẩu vị mới của người tiêu dùng dần thay đổi.
Nhu cầu giản đơn về một căn nhà với những bức tường bao quanh đã bắt đầu chuyển dịch. Thay vào đó, người tiêu dùng hướng tới lựa chọn sản phẩm xanh trong bối cảnh đô thị hoá gia tăng, sự bức bối trong tình trạng ô nhiễm môi trường. Khi thị hiếu tiêu dùng thay đổi, những doanh nghiệp địa ốc cũng buộc phải thay đổi chiến lược. Bất động sản xanh bắt đầu trở thành xu thế với nhiều loại hình xuất hiện như khu đô thị xanh, khu nghỉ dưỡng xanh, khu đô thị sinh thái…
9 năm về trước, bất động sản xanh mới bắt đầu xuất hiện còn khiêm tốn trên thị trường. Song, chính sự hồi phục và sôi động của thị trường địa ốc đã nhanh chóng đẩy “từ khoá” bất động sản xanh ngày càng phổ biến. Không ít những doanh nghiệp địa ốc đã nắm bắt thị hiếu mới, coi hướng đi bất động sản xanh là chiếc lược để phát triển bền vững, và định hình thương hiệu doanh nghiệp.
Cuộc chơi mới và sự tham gia của loạt doanh nghiệp địa ốc
Một trong những chủ đầu tư đi đầu trong phát triển bất động sản xanh có thể kể tới là Capital House. Ở thời điểm 2013-2014, Captital House là cái tên đầy mới mẻ trên thị trường. Nhưng đến hiện tại, Captital House được nhắc đến với thương hiệu của nhà phát triển bất động sản gắn liền với “công trình xanh”. Trong các concept sản phẩm và truyền thông thương hiệu, nhà phát triển bất động sản này luôn hướng tới hình của chủ đầu tư gắn liền với “công trình xanh”. Captital House nỗ lực xây dựng các dự án theo các tiêu chuẩn khắt khe công trình xanh như LEED, Lotus… Một số dự án nổi bật có thể kể tới như: Ecohome 1 và 2, EcoLife Capitol, EcoHome Phúc Lợi và EcoHome 3… Nhờ việc mạnh dạn theo đuổi hướng đi mới, các dự án của nhà phát triển này đều ghi nhận tỷ lệ thanh khoản lớn trong các lần mở bán.
Tại thị trường miền Nam, Phuc Khang Corporation cũng trở thành cái tên đáng chú ý khi tuyên bố “bộ sưu tập” các dự án xanh đạt tiêu chuẩn công trình xanh. Cũng như Capital House, Phuc Khang Corporation sẵn sàng đầu tư chi phí trong thiết kế, xây dựng đáp ứng đúng tiêu chuẩn của dự án Công trình xanh. Một trong những dự án tiêu biểu của nhà phát triển bất động sản này là Diamond Lotus Riverside (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh).
Cũng theo đuổi chiến lược đưa yếu tố xanh vào các công trình song nhiều doanh nghiệp địa ốc chỉ tính toán gia tăng “sắc xanh” dựa trên tỷ lệ phủ lấp cây xanh, mặt nước. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Nam Long, Đại Phúc, Gamuda Land, Novaland… tập trung phát triển dự án có yếu tố xanh. Một số doanh nghiệp địa ốc mới nổi khác như: Sunshine Group, Hải Phát Land, MIK Group… cũng tham gia vào “miếng bánh thị phần này”.
Thành công ở con đường này có thể kể tới khu đô thị Ecopark (Hưng Yên) của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Sẵn sàng đi lối khác biệt từ sớm, đầu tư con số khổng lồ cho không gian xanh từ rất sớm, nhưng phải kể từ năm 2014, khu đô thị Ecopark mới thực sự tạo dấn ấn về thanh khoản nhờ nhu cầu về “sống xanh” bùng nổ. Thành công từ dự án Ecopark Hưng Yên, chủ đầu tư dự án này bắt đầu cuộc chinh chiến tại các thị trường mới như Nghệ An, Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…
Khu đô thị Ecopark Hưng Yên tạo dấn ấn nhờ nhu cầu về “sống xanh” bùng nổ. |
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, bổ sung vào danh sách khu đô thị xanh còn có khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Vạn Phúc… Để thu hút, đánh vào thị hiếu “chuộng” xanh của khách hành, một số dự án nằm ở vị trí trung tâm thành phố lớn cũng được quy hoạch thành “không gian đáng sống” với khu vườn trên mây hay “resort giữa phố”.
Tại thị trường các tỉnh, yếu tố xanh được coi là chìa khoá góp phần tạo nên thanh khoản của dự án bất động sản. Nhiều doanh nghiệp địa ốc mới lấn sân vào thị trường cũng nhanh chóng đưa yếu tố xanh vào các công trình.
Thử thách và những cơ hội
Khi khái niệm công trình xanh được xuất hiện, vấn đề chi phí được coi là thách thức lớn với doanh nghiệp địa ốc. Nhưng kết quả thực tế về tỷ lệ thanh khoản sản phẩm chính là đáp số và động lực khiến doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng mạnh tay chi. “Cuộc chơi đó, nếu không đổi, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi thương trường. Đó là hình ảnh nhiều dự án “đóng băng” và muốn bán thành công phải đối concept”, một chuyên gia trong lĩnh vực địa ốc nhận định.
Theo báo cáo cáo tâm lý người tiêu dùng Batdongsan.luisala.com, mặc dù nhu cầu khác nhau nhưng người tiêu dùng bất động sản Việt Nam vẫn có những đặc điểm tương đồng. Phần lớn những người có dự định mua bất động sản trong thời gian tới đều quan tâm đến yếu tố không gian xanh, họ cũng cần thêm không gian cho cá nhân và gia đình.
Trong chia sẻ của mình tại một buổi hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, tại Việt Nam, nhận thức của chủ đầu tư và người tiêu thụ về phát triển bền vững thông qua phát triển công trình xanh đã có ít nhiều cải thiện.
Vị lãnh đạo này cho rằng, thị trường đã nhìn thấy thực tế là các dự án đô thị xanh mang lại hiệu quả cho nhiều chủ thể. Chủ đầu tư sẽ bán hàng nhanh hơn, giá cao hơn từ 4-8%. Khách hàng giảm chi phí điện nước từ 15-20%.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cũng nhận định, bất động sản xanh vốn đã được người mua nhà quan tâm. Sau dịch, nhu cầu về loại hình này sẽ càng lớn hơn, bởi nhiều người mong muốn có một môi trường sống an toàn. Vì thế, chắc chắn nhiều khách hàng sẽ tìm đến dự án bất động sản xanh thời gian tới.
Báo cáo gần đây nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, tỷ lệ hấp thụ phân khúc này đạt trên 50%. Bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, kể từ những năm 2000, Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dự án bất động sản có kiến trúc xanh. Đến năm 2020, theo số liệu từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam, bất động sản xanh có sức thanh khoản cao gấp 2 lần so với các dự án thông thường trên thị trường bất động sản.
Cũng theo bà Dung, không phải ngẫu nhiên mà vài năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng chịu chi phủ xanh cho “đứa con” bất động sản. Bởi nhu cầu lựa chọn căn hộ kiến trúc xanh đã manh nha từ lâu và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh, con người càng thấy rõ sự tác động của môi trường sống bên trong các khối công trình có kiến trúc xanh.
Giới chuyên gia vẫn dự báo bất động sản xanh tiếp tục là “chìa khoá” chủ đạo trong định hướng phát triển dự án của các doanh nghiệp địa ốc trong bối cảnh thị hiếu của người tiêu dùng vẫn khắt khe, áp lực về khan hiếm quỹ đất, mật độ dân số và tình trạng ô nhiễm không khí. Chắc chắn đó cũng là thử thách của các doanh nghiệp bất động sản trong bài toán làm thế nào để tạo ra sản phẩm tốt, xanh bền vững, đáp ứng được nhu cầu của người mua để ở và đầu tư. Thậm chí, với nhà đầu tư giỏi “đọc vị” nhu cầu tương lai của khách hàng, họ được kỳ vọng mang đến cho thị trường những sản phẩm mới, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam đi theo hướng ổn định, lành mạnh.
Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do 789club ios phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết. |
Linh Giang
Theo