Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 16:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

“Bấm bụng” làm chủ nợ…

16:49 | 16/12/2019

(Xây dựng) - Nợ đọng đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng. Tình trạng nợ đọng kéo dài khiến nhà thầu gặp khó khăn, nhiều dự án không hoàn thành đúng kế hoạch. Điều đáng nói, dù các quy định về việc thanh toán nợ đã khá đầy đủ, song trên thực tế, các nhà thầu vẫn gặp khó khi đi đòi nợ vì nhiều lý do khác nhau.

bam bung lam chu no

Khó đong đếm nợ đọng xây dựng

Theo Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), nợ đọng trong xây dựng cơ bản không chỉ ở các dự án gói thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ mà ở tất cả các dự án thuộc các nguồn vốn, ở các loại gói thầu như tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, vật tư... Cho đến nay, con số nợ đọng chính thức trong xây dựng cơ bản là rất khó đong đếm. Cách đây hai năm, số nợ đã dao động từ 30 đến trên 40 ngàn tỷ đồng. Thời gian nợ dài ngắn cũng khác nhau, trong đó có dự án, gói thầu kéo dài tới cả 10 – 12 năm. Có gói thầu của một doanh nghiệp nhỏ chỉ thi công trong 3 năm, khoản nợ đã lên tới cả trăm tỷ đồng, chiếm 10% giá gói thầu.

Còn theo PGS.TS Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, hàng loạt công trình, dự án đầu tư công ở nhiều địa phương đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng không phê duyệt quyết toán. Có địa phương còn tới 3.000 dự án lớn nhỏ đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán; số địa phương còn 400 - 500 dự án chưa quyết toán có thể nói là “đếm không xuể”. Có thể do ngân sách địa phương không cân đối được nguồn để thanh toán nên cố tình kéo dài thời gian quyết toán, đợi đến khi nào ngân sách địa phương vượt thu, thậm chí đợi đến kỳ đầu tư trung hạn sau được phân bổ vốn mới quyết toán.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng các bộ, ngành, địa phương phân bổ kế hoạch vốn chưa sát thực tế, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp; bố trí vốn khi chưa đủ điều kiện, sai nội dung nguồn vốn đầu tư, không tuân thủ thứ tự ưu tiên, không phân bổ hết vốn đầu tư ngay từ đầu năm, khiến việc giải ngân vốn đầu tư công bị kéo dài, làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn.

Trở thành chủ nợ “bất đắc dĩ”

Bàn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo đại diện lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, một trong những nguyên nhân là do chủ đầu tư chiếm dụng vốn, hoặc khâu thu xếp vốn chưa tốt, hoặc vừa làm vừa thu xếp vốn. Nhà thầu thi công xong nhưng chủ đầu tư không có tiền trả, dẫn đến doanh nghiệp lại phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, lợi nhuận thu về đương nhiên là thấp, cũng có khi lỗ lớn. Khi đã lỗ thì không có tiền trả lương người lao động, hoặc trả chậm. Cuối cùng, không chỉ có đời sống người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp mà doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Một nguyên nhân chủ quan nữa, theo đại diện Tập đoàn DELTA, do nhà thầu tìm hiểu năng lực tài chính chủ đầu tư không kỹ trước khi ký kết hợp đồng; năng lực của nhà thầu trong công tác đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư; năng lực trong việc quản lý và triển khai hồ sơ thanh quyết toán trong quá trình thi công vẫn còn yếu; chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề đầu tư dàn trải cũng là nguyên nhân chính gây nên hệ lụy là nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản lớn và ngày càng trầm trọng, vượt tầm kiểm soát làm cho công trình thi công dở dang, kéo dài…

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu, tránh nợ đọng trong xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp cho rằng, trong pháp luật về đầu tư xây dựng như: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các luật có liên quan khác cần phải có quy định bắt buộc chủ đầu tư phải có ngân hàng bảo lãnh vốn theo kế hoạch vốn của dự án, để chi trả cho nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết như việc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Điều này để đảm bảo tính bình đẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Hoặc chí ít ở giai đoạn cuối của phần khối lượng thanh toán thì chủ đầu tư phải có bảo lãnh giá trị vốn thanh toán cho nhà thầu.

Đối với vốn ngoài ngân sách Nhà nước thì trong quá trình xét duyệt công tác cấp phép xây dựng cũng cần phải có các quy định về năng lực tài chính của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có tài chính thực sự hay không, có khả năng thanh toán các chi phí cho công trình đó hay không, có cơ quan tài chính nào đứng ra bảo lãnh hay không... thì mới được cấp phép cho xây dựng.

Thiệt hại không nhỏ vì nợ đọng song đến thời điểm này, rất hiếm doanh nghiệp nào đứng ra kiện chủ đầu tư cả. Vì sao như vậy? Đại diện chủ nợ đều cho rằng, kiện chưa biết có đòi được tiền hay không nhưng những phiền toái do việc theo kiện gây ra cũng đủ khiến doanh nghiệp mệt mỏi rồi. Thêm nữa, việc kiện tụng lại khiến doanh nghiệp như có “vết”, sau này sẽ khó khăn khi đàm phán hợp đồng khác. “Kính chả bõ phiền” như vậy, nên các nhà thầu đành “bấm bụng” làm chủ nợ “bất đắc dĩ”.

Vân Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

    08:28 | 07/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load