Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 05:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Bài 3: Vì sao chính quyền cơ sở “lúng túng”, doanh nghiệp không mặn mà?

17:47 | 06/12/2021

(Xây dựng) – Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân, trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp (KCN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành, nhưng đến nay vẫn “vướng”, vậy điểm tắc nghẽn nằm ở đâu?

bai 3 vi sao chinh quyen co so lung tung doanh nghiep khong man ma
Khu ký túc xá Kim Đỉnh (Hải Phòng) được xây dựng từ năm 2005 đến nay đã xuống cấp.

Đã có cơ chế chính sách

Ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Ngày 24/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê.

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nêu rõ quan điểm, định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp theo hướng Nhà nước chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê; đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua đối với các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Để triển khai thực hiện các mục tiêu và giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, nhiều chính sách liên quan đến khuyến khích ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân đã được Chính phủ ban hành trong đó có Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện các chính sách về nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp, Quốc hội khóa XIII năm 2014 đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi (thay thế Luật Nhà ở 2005). Để triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP) và được điều chỉnh, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021. Theo đó, ngoài các chính sách chung về nhà ở xã hội thì pháp luật về nhà ở đã có những cơ chế, chính sách riêng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân lao động.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động khu công nghiệp, ngày 12/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020), theo đó giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì thực hiện; các Bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tham gia phối hợp, trong đó có Bộ Xây dựng; mục tiêu từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.

Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị giao các Bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân KCN như: Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 và Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021; Chỉ thị số 03/CT-TT ngày 25/01/2017; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/4/2019 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021.

Nhiều năm qua, nước ta đã xây dựng nhiều dự án về nhà ở xã hội, nhưng chủ yếu tập trung bán, cho thuê, thuê mua đối với lực lượng cán bộ, công chức, viên chức làm tại các đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị. Đối tượng công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, thì chưa được thụ hưởng chính sách này, hoặc nếu có thì cũng là một lượng rất nhỏ.

Nhưng doanh nghiệp không “mặn mà”, vì sao?

Mặc dù có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân, nhưng các chính sách này chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư, thực tế thực hiện còn nhiều vướng mắc, còn độ vênh giữa quy định và thực tiễn.

Ông Trần Ngọc Anh - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viglacera - CTCP khẳng khái chỉ ra: Dù chính sách đã có khá nhiều, nhưng còn điểm nghẽn, thiếu điểm tương đối căn bản, chưa thuận lợi. Đối tượng đứng ra lo nhà ở công nhân đang bị vướng, thủ tục thuê, thuê mua còn rườm rà, nếu khắc phục được thì “thoát” rất nhiều.

Phân tích lý do doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân, ông Phạm Văn Ân - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho rằng: Thứ nhất, quỹ đất thuận lợi là quan trọng nhất, quỹ đất chính là bất động sản. Quỹ đất có nhưng không hình thành được nhà ở. Thứ hai: Lãi rất thấp và rủi ro. Hiện quy định Nhà nước cho phép lãi 10%, trong khi doanh nghiệp phải “gánh thêm” chi phí không tên, tính ra lợi nhuận dự án quá thấp. Chi phí doanh nghiệp cộng dự án xây dựng kéo dài, đối mặt rủi ro bão giá, khiến nhiều doanh nghiệp không muốn tham gia. Thứ 3, vốn đầu tư lớn, đặc biệt nhà ở cho thuê, khiến doanh nghiệp khó đi đường dài. Ngoài bị giới hạn về đối tượng khách hàng; trong dự án nhà ở xã hội bắt buộc phải bố trí một phần diện tích nhà cho thuê nên cũng phần nào làm giảm sự hấp dẫn của phân khúc này…

Là doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, dù đầu tư kinh doanh nhà ở công nhân không có lãi, nhưng vì an sinh xã hội, doanh nghiệp vẫn sẵn sàng làm. Chia sẻ câu chuyện này, bà Vũ Thị Hợp - Chủ tịch HÐQT Công ty Cổ phần Thương mại Dạ Hợp (Dạ Hợp) cho biết: Công ty Dạ Hợp triển khai đầu tư an sinh xã hội về nhà ở công nhân từ năm 2011. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là pháp lý và quy định pháp luật còn xung đột, chồng chéo. Hiện nay, Dạ Hợp đã đầu tư xong 2 dự án nhà ở công nhân và đang tiếp tục đầu tư 3 dự án nữa. Dù không dự án nào có lãi, nhưng với vai trò là chủ đầu tư hạ tầng công nghiệp, Dạ Hợp luôn ưu tiên chăm lo đời sống công nhân lao động.

Chính quyền cơ sở cũng “khóc”

Là tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp, Bắc Giang đối mặt với vấn đề thiếu nhà ở công nhân, nhất là đợt dịch vừa qua, dịch Covid-19 lây lan, bùng phát mạnh trong các khu nhà trọ đã đặt chính quyền và doanh nghiệp Bắc Giang trước bài toán cấp bách cần giải quyết: Ổn định nơi ở cho công nhân.

Rất may mắn, chính quyền các cấp của Bắc Giang vào cuộc mạnh mẽ. Xác định đây là việc cấp bách, cần thiết, Sở Xây dựng Bắc Giang đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề phát triển nhà ở công nhân tầm nhìn đến năm 2025, đồng thời, ban hành đề án xây dựng nhà ở công nhân và văn bản quy định pháp luật, với mục tiêu đến năm 2025 giải quyết 80% nhu cầu nhà ở công nhân, đầu tư 6,2 triệu m2 sàn, xây dựng 20 dự án, đáp ứng chỗ ở cho 420.000 công nhân.

Ngành Xây dựng Bắc Giang quyết liệt triển khai, bắt tay vào cuộc, với mục tiêu rõ ràng. Nhưng khi triển khai thì ngay chính quyền cơ sở cũng gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, xuất phát từ cơ chế chính sách mà địa phương không thể tự tháo gỡ, mà cần phải có cơ quan Trung ương vào cuộc, chung tay thực hiện trong quá trình xây dựng các dự án Luật, Nghị định, Thông tư…

Ông Đào Công Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang chia sẻ: Quá trình triển khai còn nhiều bất cập. Quy hoạch nhà ở công nhân chưa đồng bộ, quy hoạch khu công nghiệp “quên” quy hoạch, xây dựng nhà ở công nhân.

“Trình tự thủ tục lựa chọn nhà đầu tư quá dài. Ngay cơ quan quản lý còn thấy bất cập, chưa nói đến doanh nghiệp. Trước chưa có Luật Đầu tư mới, chúng tôi thực hiện theo điểm d, khoản 2. Điều 57 của Luật Nhà ở, đối với chủ đầu tư thực hiện hạ tầng khu công nghiệp chúng tôi giao luôn. Nhưng sau khi có Luật Đầu tư mới, chúng tôi không giao được nữa, bắt buộc thực hiện đấu thầu, thủ tục vô cùng phức tạp, từ chủ trương đầu tư, đánh giá sơ bộ năng lực..., thời gian mất 3 - 4 tháng để lựa chọn nhà đầu tư. Chúng ta cần có cách tháo gỡ cởi mở, có chính sách vượt rào để lựa chọn chủ đầu tư như giao chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp phải đầu tư nhà ở cho công nhân” - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang nhấn mạnh.

bai 3 vi sao chinh quyen co so lung tung doanh nghiep khong man ma
Tại Tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân – Thực trạng và giải pháp” do 789club ios tổ chức, ông Trần Ngọc Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viglacera – CTCP đã có nhiều ý kiến đóng góp về phát triển nhà ở công nhân.

Vấn đề vướng mắc về giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang phân tích: Giải phóng mặt bằng cực kỳ khó khăn, do mâu thuẫn lợi ích, khiến thời gian kéo dài. Có dự án 3 năm không giải phóng xong mặt bằng. Thủ tục đất đai vô cùng rườm rà, cơ chế chính sách chưa rõ, thiếu thống nhất. Vấn đề giao đất cũng bất cập, bởi theo Luật Đất đai, không giao cho tổ chức liên danh. Thực tế, dự án đầu tư nhà ở công nhân lớn, lên đến vài nghìn tỷ, một doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư, cần liên danh 2 đơn vị chẳng hạn. Giao cấp đất 40 - 60% vốn tương đương giao 2 phần, 3 phần và chia 2 bìa. Chúng tôi đề nghị nên để hai bên thống nhất chọn ai đứng ra làm đại diện và giao cho đại diện liên danh. Doanh nghiệp Bắc Giang đang mắc vấn đề giao đất.

Như vậy, cơ chế chính sách được ban hành nhưng khi triển khai thực hiện còn vướng hoặc chồng chéo các Luật, Nghị định; doanh nghiệp lạc vào “ma trận thủ tục”, đối mặt nhiều rủi ro khi lợi nhuận bị khống chế, vấn đề “bão giá” vật liệu xây dựng… Đó cũng chính là lý do khiến chỉ tiêu nhà ở công nhân vẫn là “con số khát vọng” trên giấy, thực tế thì số lượng dự án nhà ở công nhân được xây dựng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Một thực tế khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp là thủ tục hành chính rườm rà; để có một dự án nhà ở xã hội ra đời, doanh nghiệp phải qua nhiều cửa, mất nhiều năm, thậm chí là dăm bảy năm. Nếu cứ tình trạng này thì tình hình phát triển nhà ở xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chương trình phát triển nhà ở xã hội quốc gia khó mà đạt được.

Nhóm Phóng viên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load