Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 13:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Vì sao xi măng bền sunfat phát triển dè dặt?

17:45 | 12/12/2021

(Xây dựng) - Như đã đề cập ở bài viết trước, một số đơn vị, doanh nghiệp của Việt Nam đã sản xuất thành công xi măng chịu mặn, được biết đến nhiều nhất là xi măng bền/kiềm sunfat. Tuy nhiên, việc phát triển dòng xi măng đặc thù trên thị trường vẫn còn những khó khăn nhất định.

vi sao xi mang ben sunfat phat trien de dat
Xi măng Xuân Thành đã nghiên cứu và sản xuất thành công xi măng bền sunfat.

Chưa hình thành thị trường đối với xi măng bền sunfat

Lý giải nguyên nhân vì sao xi măng sunfat phát triển còn dè dặt, ông Vũ Quang Bắc - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành, đơn vị nghiên cứu và sản xuất thành công xi măng bền sunfat cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu thị trường đối với dòng sản phẩm này không nhiều. Sản phẩm mới chỉ ứng dụng ở một số công trình trọng yếu hoặc công trình thử nghiệm…

Trong khi đó, việc sản xuất xi măng bền sunfat yêu cầu kỹ thuật, quy trình sản xuất phức tạp hơn so với các loại xi măng thông thường, đòi hỏi đơn vị phải có kế hoạch sản xuất cụ thể, điều chỉnh phối nguyên liệu đầu vào, điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp, xi măng thành phẩm chứa ở silo riêng và phải chuẩn bị từ trước nguồn lực, con người…

Hơn nữa, xi măng là sản phẩm không thể để tồn kho quá lâu, do đó không thể sản xuất xi măng sunfat đại trà, mà chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng… Chính bởi các yếu tố nói trên nên giá xi măng sunfat cao hơn giá xi măng thông thường.

PGS.TS Lương Đức Long, nguyên Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Vướng mắc lớn nhất, về hiện tượng thì nằm ở khâu nhu cầu thị trường sử dụng, về bản chất thì nằm ở nhận thức của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và cách thức thúc đẩy thị trường cho loại vật liệu xây dựng (VLXD) này.

PGS.TS Long phân tích: Hiện chủ đầu tư, tư vấn thiết kế ít quan tâm đến VLXD cho biển đảo, nên thị trường VLXD cho công trình biển đảo còn nhỏ bé. Chính vì thị trường nhỏ bé nên không có nhà sản xuất chuyên nghiệp, VLXD cho công trình biển đảo trở thành VLXD đặc biệt. Sản xuất VLXD đặc biệt, đơn lẻ theo đơn đặt hàng nên chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá thành sản phẩm cao. Các chủ đầu tư và tư vấn thiết kế lại càng không mặn mà sử dụng VLXD đặc thù cho công trình biển đảo.

Chính vì chủ đầu tư, đơn vị thiết kế không yêu cầu sử dụng VLXD đặc thù trong thi công công trình ven biển, hải đảo nên nhà thầu không biết, hoặc biết nhưng không làm theo, vẫn sử dụng VLXD thông thường. Kết quả là việc sử dụng đúng VLXD cho công trình biển đảo rất hạn chế, dẫn đến tình trạng tuổi thọ công trình biển đảo thường rất thấp. Theo một khảo sát gần đây của Viện VLXD, chỉ sau 10 – 20 năm các công trình vùng ven biển, hải đảo đã xuống cấp nghiêm trọng. Cá biệt có công trình chỉ hoạt động được 5 năm đã hư hỏng.

Tháo nút thắt bằng cơ chế, chính sách, quy chuẩn xây dựng

PGS.TS Lương Đức Long khẳng định các doanh nghiệp trong nước đã có thể làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại VLXD cho công trình ven biển, hải đảo như xi măng, bê tông, vữa, gạch, sơn… Và nếu sử dụng đúng các vật liệu chuyên dụng này thì công trình ven biển, hải đảo sẽ có độ bền cao, lên đến 50 – 70 năm. Ở châu Âu, có những công trình ven biển độ bền lên đến 100 năm.

Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, các quy định và quy chuẩn yêu cầu bắt buộc sử dụng các loại VLXD đặc thù cho các công trình ven biển hải đảo.

PGS.TS Lương Đức Long cho rằng: VLXD đặc biệt sẽ không còn là đặc biệt, sẽ trở thành VLXD thông thường với giá bình thường nếu có thị trường và được sử dụng phổ biến. Để làm được điều này Nhà nước cần có cơ chế chính sách, chế tài phù hợp, ban hành quy chuẩn xây dựng yêu cầu công trình khu vực biển đảo phải sử dụng vật liệu chuyên dụng.

“Việc ban hành các chính sách, các quy định, quy chuẩn về việc sử dụng đúng VLXD chuyên dụng cho công trình biển đảo là vô cùng cần thiết. Bởi thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian tới, nhu cầu phát triển công trình xây dựng, các dự án ven biển, hải đảo rất lớn...” – PGS.TS Long nói.

Thừa nhận hiện nay các loại VLXD cho công trình biển đảo còn ít, sản xuất số lượng giới hạn nên giá thành cao nhưng ông Lương Văn Hùng, chuyên viên Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cũng cho biết: Đáng mừng là với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, sự phát triển VLXD cho công trình ven biển, hải đảo ngày càng đa dang, phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh các công trình quốc phòng, nhiều công trình phát triển kinh tế - xã hội đã mạnh dạn ứng dụng các sản phẩm đặc thù này. Hy vọng thời gian tới, Đề án phát triển VLXD phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025 (Đề án 126) được triển khai mạnh mẽ sẽ thúc đẩy phát triển đa dạng các chủng loại VLXD cho công trình ven biển, hải đảo. Khi sản phẩm được ứng dụng đại trà hơn, giá thành chắc chắn sẽ rẻ hơn, sản phẩm sẽ được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn.

Và để triển khai Đề án 126 hiệu quả, ông Hùng cũng cho rằng cần đẩy mạnh khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất các chủng loại VLXD, cấu kiện xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo.

Về phía Bộ Xây dựng, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng đề xuất ban hành cơ chế chính sách, nhất là chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chế tạo, sản xuất các loại VLXD phục vụ các công trình biển đảo.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến VLXD phục vụ công trình biển đảo. Bởi đây là một trong những giải pháp cốt lõi, tạo điều kiện cho VLXD biển đảo được nhanh chóng sử dụng trong thực tế.

Là doanh nghiệp làm chủ công nghệ sản xuất xi măng bền sunfat, Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành thì bày tỏ mong muốn sớm phát triển thị trường cho loại sản phẩm đặc thù này.

vi sao xi mang ben sunfat phat trien de dat
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã làm chủ công nghệ sản xuất nhiều loại VLXD cho công trình ven biển, hải đảo.

Ông Vũ Quang Bắc, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành chia sẻ: Xuân Thành hy vọng thời gian tới, những sản phẩm VLXD đặc thù như xi măng bền sunfat sẽ có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ tốt hơn. Khi đó, chắc chắc doanh nghiệp sẽ có động lực tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Còn hiện tại, Xuân Thành sẵn sàng nhận đặt hàng sản xuất xi măng bền sunfat trực tiếp từ khách hàng, hoặc qua nhà phân phối, đại lý. Khi khách hàng có nhu cầu, Xuân thành sẽ cử cán bộ kỹ thuật xuống khảo sát, tư vấn và lên kế hoạch sản xuất và cung cấp sản phẩm đến chân công trình.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load