Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 25/09/2024 06:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế với lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương do Covid-19

15:32 | 08/06/2021

(Xây dựng) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong đó đề xuất chính sách miễn đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

tong lien doan lao dong viet nam de xuat mien dong bao hiem y te voi lao dong tam hoan hop dong nghi viec khong huong luong do covid 19
Ảnh minh họa

Đối tượng áp dụng là người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông bị tạm ngừng hoạt động để phòng dịch Covid-19. Thời gian miễn đóng tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022. Thời gian áp dụng từ 1/6/2021 đến tháng 1/2022.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự kiến số lượng người được hỗ trợ là 50.000 người, mỗi người miễn đóng 1,5% tiền lương bình quân đóng bảo hiểm y tế. Theo đó, nguồn kinh phí dự kiến là 33,6 tỷ đồng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề xuất duy trì thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Về điều kiện, người lao động được duy trì thẻ bảo hiểm y tế khi có đủ các điều kiện: Có trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc; có thời gian tham gia bảo hiểm y tế đủ 2 năm liên tục trước thời điểm bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; bị chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ thời điểm đơn vị bị tạm ngừng hoạt động trong khu vực bị phong tỏa, hoặc hoạt động trong các lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động đến thời điểm sau 30 ngày kể từ khi được phép hoạt động trở lại, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian miễn đóng mà vẫn được duy trì thẻ bảo hiểm y tế tối đa 8 tháng, tính từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022. Thời gian áp dụng, từ 1/6/2021 đến 31/12/2021. Về nguồn kinh phí, Quỹ Bảo hiểm y tế đảm bảo việc chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người lao động được duy trì thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Cũng tại văn bản này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn đề xuất hỗ trợ tiền mặt cho người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày trong các trường hợp cách ly y tế là F1 ở các khu cách ly và F2 cách ly tại nhà hoặc trong khu vực phong tỏa.

Đối tượng được hưởng là người lao động phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc, nhưng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp Mầm non đến Trung học phổ thông bị tạm ngừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ 1 lần là 1 triệu đồng/người, thời gian áp dụng từ 1/6 đến 31/12/2021.

Về chính sách duy trì thẻ Bảo hiểm y tế đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động đề nghị duy trì thẻ Bảo hiểm y tế trong trường hợp người lao động đi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế.

Cơ sở của đề nghị này là người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có nguồn thu nhập nào khác nhưng đã tham gia Bảo hiểm y tế từ 2 năm liên tục trở lên (có thể là 5 năm liên tục) được bảo đảm quyền lợi Bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật trong thời gian buộc phải nghỉ việc để cách ly y tế hoặc phải nghỉ việc do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được duy trì thẻ Bảo hiểm y tế khi có đủ các điều kiện: Có trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc trước thời điểm bị buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; Có thời gian tham gia Bảo hiểm y tế đủ 2 năm liên tục (hoặc 5 năm liên tục) trước thời điểm bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; Chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ thời điểm đơn vị bị tạm ngừng hoạt động trong khu vực bị phong tỏa hoặc hoạt động trong các lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đến thời điểm sau 30 ngày kể từ thời điểm đơn vị được phép hoạt động trở lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau một năm thực hiện Nghị quyết 42, cơ quan này đã giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho hơn 1.800 doanh nghiệp, tương ứng 192.000 lao động với số tiền tạm dừng 786 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm, cả nước có gần 60.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, tăng 23% so với cùng kỳ. Hiện tượng này bắt đầu nảy sinh từ khi Covid-19 xuất hiện và ngày càng trầm trọng.

Bài: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế với lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương do Covid-19 tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load