Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 04:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện nay

11:03 | 02/11/2019

(Xây dựng) - Quản lý chi phí là thước đo về mức độ hợp lý, hiệu quả đầu tư và sự phù hợp với quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng. Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, từ năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2015/NĐ-CP; các bộ, ngành liên quan đều ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, chưa phù hợp trong quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng giữa nghị định và các thông tư hướng dẫn ở các văn bản pháp luật khác gây lúng túng trong quá trình vận dụng thực tế.

Tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện nay
Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng được quy định còn chưa phù hợp với thực tế khiến khó thực hiện theo quy định.

Việc quản lý chi phí được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư và các lĩnh vực đầu tư, ngay từ lúc bắt đầu khảo sát - lập dự án đầu tư, qua các quá trình lập thiết kế - dự toán, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựng đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.

Hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thể hiện ở các tiêu chí: Phù hợp với quy định pháp luật; hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế, xây dựng công trình; giảm giá thành xây dựng công trình; đúng đắn trong việc lập và thực hiện dự toán - thanh, quyết toán; giảm thiểu các nội dung phát sinh, giảm thiểu vật tư tồn kho...

Qua hơn 4 năm thực hiện quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP cho thấy, đã tăng cường trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, chống thất thoát, lãng phí cho hầu hết các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Đặc biệt, các công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C có kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu “tiền kiểm” do người quyết định đầu tư đã yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn quản lý chi phí đủ năng lực thực hiện thẩm tra dự toán xây dựng công trình, làm cơ sở cho việc thẩm định trước khi trình duyệt.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được về mặt quản lý Nhà nước, quá trình thực hiện Nghị định 32/2015/NĐ-CP cho thấy còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn cho các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn lập dự toán, quyết toán hoàn thành công trình.

Chia sẻ về một số tồn tại, khó khăn trong quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đại diện Sở Xây dựng Nam Định cho biết: Trong chi phí gói thầu thi công xây dựng, theo quy định chi phí hạng mục chung tính theo tỷ lệ phần trăm. Trên thực tế, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công đều có thể lớn hơn tỷ lệ theo quy định dẫn đến khó khăn về tính chi phí, cần có hướng dẫn để giải quyết phù hợp. Các quy định hiện hành cũng chưa hướng dẫn lập dự toán chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, dù đây là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khác và được dự tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, chưa phù hợp trong quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng giữa Nghị định và các thông tư hướng dẫn ở các văn bản pháp luật khác như: chưa thống nhất hướng dẫn về chi phí hạng mục chung giữa Thông tư 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6-5-2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…Trên thực tế, một số định mức về máy móc, thiết bị thi công đã có thay đổi về chủng loại, công suất, định mức nhiên liệu, nguyên giá… nhưng chưa được cập nhật để quản lý. Phương pháp xác định giá ca máy vẫn dựa trên nguyên tắc căn cứ vào giá thị trường gây khó khăn cho công tác quản lý do liên tục biến động. Các định mức về số chuyên gia, mức lương của chuyên gia cũng như định mức về chi phí khác chưa có cơ sở quy định cụ thể để xác định gây khó khăn cho chủ đầu tư.

Một số chi phí khác như chi phí thí nghiệm đối chứng, chi phí kiểm định, chi phí thí nghiệm khả năng chịu lực công trình, chí phí kiểm tra nghiệm thu công trình vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể và quy định còn thấp so với khối lượng công việc thực tế. Chưa có định mức dự toán xây dựng công trình thay thế định mức cũ gây khó khăn cho công tác lập và quản lý chi phí xây dựng. Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng được quy định còn chưa phù hợp với thực tế khiến khó thực hiện theo quy định.

Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành Xây dựng, nguyên nhân chủ yếu khiến công tác quản lý chi phí xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, thi công và thanh quyết toán công trình chủ yếu do hệ thống các định mức do Nhà nước ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được nhịp độ phát triển và hội nhập của ngành Xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Định mức xây dựng được công bố hiện nay là định mức dự toán, được xác định trong một điều kiện chuẩn nên không phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống định mức xây dựng không theo kịp sự thay đổi của các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng mới. Thực tế thi công áp dụng công nghệ mới tiên tiến, có năng suất cao hơn nhưng nhiều cá nhân lập dự toán vẫn áp dụng định mức theo công nghệ cũ làm tăng chi phí (có trường hợp còn áp dụng trị số định mức cũ nhưng lại áp dụng giá ca máy của máy mới năng suất cao, làm cho giá xây dựng tăng cao). Thiếu hệ thống định mức cơ sở về năng suất lao động, bậc thợ và năng suất máy, thiết bị thi công cho việc xác định đơn giá, dự toán. Năng lực của các đơn vị tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan chuyên môn trong việc điều chỉnh, sửa đổi định mức đã có và xây dựng định mức mới còn hạn chế.

Nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Nghị định 68) thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23/5/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Nghị định 68 có hiệu lực từ ngày 01/10/2019, tập trung hoàn thiện các vấn đề như: Phạm vi quản lý và nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng; nội dung, phương pháp xác định và điều chỉnh chi phí đầu tư xây dựng; quy định thẩm định chi phí đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn; hệ thống công cụ phục vụ lập chi phí đầu tư xây dựng và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chi phí; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước của các chủ thể trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load