Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 03:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thừa Thiên - Huế: Cuộc đua thị phần thanh toán không dùng tiền mặt

09:21 | 11/03/2020

(Xây dựng) - Năm 2019 có thể nói là năm bứt phá của loại hình thu hộ tiền điện qua tổ chức trung gian thanh toán như ECPay, ViettelPay... Bên cạnh đó, khách hàng có sự chuyển dịch hình thức thanh toán sang các loại hình thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, thanh toán qua mobile và ví điện tử...

thua thien hue cuoc dua thi phan thanh toan khong dung tien mat
Tư vấn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tại các quầy giao dịch của điện lực.

Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, có nội dung về tăng gấp đôi lượng giao dịch thanh toán các dịch vụ điện bằng các phương thức điện tử, không dùng tiền mặt, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã chủ động thông tin đến khách hàng liên tục các tháng, báo cáo UBND tỉnh và tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, phối hợp với đối tác ngân hàng, tổ chức trung gian để vận động khách hàng chuyển đổi phương thức thanh toán, ưu tiên sử dụng hình thức thanh toán điện tử, trích nợ tự động, thanh toán bằng ví điện tử…

Lũy kế năm 2019, tổng hóa đơn tiền điện thanh toán qua ngân hàng, tổ chức trung gian trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt hơn 2,1 triệu lượt, tương ứng tỷ lệ 59,42% tổng số hóa đơn thanh toán, tăng 5,43% so với cùng kỳ, với doanh thu 3.244 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng doanh thu thu được trong kỳ. Trong đó, tổng giao dịch thanh toán bằng hình thức tự động (ATM, internet banking, mobile, ví điện tử, tự động thanh toán) chiếm trên 29% với hơn 1 triệu lượt giao dịch, doanh thu hơn 2.543 tỷ đồng.

thua thien hue cuoc dua thi phan thanh toan khong dung tien mat
Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện online qua ví điện tử và qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người dân, khách hàng sử dụng điện đã dần thay đổi thói quen thanh toán, từ tiền mặt tại quầy sang ưu tiên sử dụng các loại hình thanh toán điện tử hiện đại, thuận tiện hơn, không những với dịch vụ điện mà còn với hầu hết các dịch vụ khác trong đời sống thường ngày.

Đến nay, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai hợp tác thu hộ tiền điện với 15 ngân hàng, 4 tổ chức trung gian thanh toán gồm ECPay, VNPay, ViettelPay và Payoo. Nhờ đó, địa bàn thu và chấp nhận thanh toán tiền điện đã được mở rộng khắp toàn tỉnh, dần xóa “vùng trắng” về việc thu hộ qua đối tác.

Bên cạnh đó, với sự phát triển chóng mặt của các loại hình thanh toán hiện đại, thông minh như: QRPay, mobile, ví điện tử hay đơn giản chỉ bằng các thao tác bấm số trên điện thoại thông thường là đã có thể thực hiện thanh toán hầu hết các dịch vụ tiện nghi trong cuộc sống. Đặc biệt, hình thức thanh toán qua ví điện tử đang dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng, tạo nên sự cạnh tranh thú vị trong cuộc đua giành thị phần thanh toán trực tuyến giữa dịch vụ ngân hàng đơn thuần và dịch vụ do các ví điện tử cung cấp.

Bài toán phát triển khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt bước đầu đã có lời giải tại khu vực thành thị, tuy nhiên, vấn đề thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt với người dân khu vực nông thôn vẫn đang còn bỏ ngỏ. Đây như là một “đại dương xanh” mà đơn vị nào có những giải pháp khác biệt sẽ chiếm ưu thế để giành miếng bánh thị phần tuy lớn nhưng cũng đầy khó khăn này.

thua thien hue cuoc dua thi phan thanh toan khong dung tien mat
Giao dịch thanh toán tiền điện qua ngân hành, tổ chức trung gian thanh toán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng qua từng năm.

Từ năm 2020, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế phấn đấu duy trì tỷ lệ hóa đơn thanh toán qua ngân hàng, tổ chức trung gian trên 62%/năm và tăng dần tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trên 55%. Tỷ lệ này cao hơn mặt bằng chung của cả nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương khi đã sẵn sàng về mặt hạ tầng kỹ thuật, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, câu chuyện nhìn nhận thị trường dưới góc độ “đại dương xanh” hay “đại dương đỏ” để gia tăng lượng khách hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến tại Thừa Thiên - Huế bây giờ thuộc về các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load