Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 25/09/2024 10:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Bài tham dự cuộc thi “Phát triển công trình xanh”

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera

15:20 | 13/09/2023

(Xây dựng) – Panel bê tông khí chưng áp (ALC) đã có lịch sử rất lâu đời trên thế giới, là giải pháp tối ưu cho những công trình công nghiệp và thương mại. Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu thế phát triển, Tổng Công ty Viglacera – CTCP – đơn vị tiên phong trong đầu tư sản xuất sản phẩm bê tông khí chưng áp tại miền Bắc đã nghiên cứu và sản xuất thành công và đưa ra thị trường tấm panel ALC thương hiệu Viglacera, khẳng định hướng đi đúng đắn của Viglacera trong hội nhập với nền công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) quốc tế.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Tấm panel ALC được Viglacera sản xuất với độ dày và chiều dài linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhiều dự án.

Rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí

Sản phẩm panel ALC Viglacera là một trong những sản phẩm tiêu biểu, cam kết không ngừng tiếp thu cải tiến và sáng tạo ra những sản phẩm mới với những tính năng ưu việt nhằm đáp ứng được mọi thị hiếu của khách hàng đồng thời khẳng định uy tín vị thế của Viglacera trên thị trường.

Tấm panel ALC Viglacera là dòng sản phẩm cao cấp sản xuất theo công nghệ của HESS AAC SYSTEMS (Cộng hòa liên bang Đức) – một trong những hãng công nghệ hàng đầu thế giới về nghiên cứu, tư vấn và cung cấp thiết bị kỹ thuật cao trong lĩnh vực sản xuất bê tông khí chưng áp.

Sản phẩm có trọng lượng thấp, khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, thi công nhanh, khả năng chịu tải cao và rất thiên thiện với môi trường. Đây là loại VLXD được tạo thành từ các loại nguyên liệu như xi măng, vôi, cát vàng, nước và phụ gia tạo khí, cốt thép. Hỗn hợp được nghiền mịn và phối trộn chính xác bằng thiết bị định lượng và được tạo hình trong khuôn thép.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Tấm panel ALC Viglacera được ứng dụng trong các công trình xây dựng.

Trong quá trình đông kết xảy ra phản ứng hóa học tạo bọt khí giúp sản phẩm trương nở. Sản phẩm được cắt chính xác nhờ Máy cắt tự động và được trưng hấp trong các Autoclave dưới áp suất và nhiệt độ cao. Sau quá trình chưng hấp tạo cho các sản phẩm tấm panel ALC Viglacera đặc tính siêu nhẹ, cách âm cách nhiệt rất tốt phù hợp cho mọi công trình xây dựng.

Trong đó, các chỉ tiêu kỹ thuật của tấm panel ALC Viglacera hoàn toàn đáp ứng tốt và vượt các tiêu chuẩn TCCS 01 – Viglacera và Tiêu chuẩn GTB 23451 – 2009 của Trung Quốc và các tiêu chuẩn khác của Úc, Singapore…

Cụ thể, khả năng chống va đập chu kỳ trên tấm tường 3,3x0,6x0,2m ≥ 20%, cao gấp 4 lần, khả năng chịu uốn đạt 5%, gấp 3,3 lần TCCS và tiêu chuẩn GTB đã được công bố. Các chỉ tiêu cơ lý khác của vật liệu bê tông khí chưng áp như chỉ tiêu ngoại quan, chỉ tiêu sai lệch kích thước cho phép, khả năng treo vật nặng đều đạt rất tốt TCVN7959:2011 và Tiêu chuẩn GTB 23451 – 2009.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Thi công lắp dựng tấm panel ALC Viglacera.

Viện Chuyên ngành Bê tông - IBST (Bộ Xây dựng) đánh giá, bên cạnh các tính chất đặc trưng của gạch block bê tông khí chưng áp như trọng lượng thấp, khả năng cách âm cách nhiệt tốt, có thể linh hoạt thay đổi kích thước tùy theo công năng và kiến trúc của từng dự án, sản phẩm tấm panel ALC Viglacera còn có thêm những đặc tính ưu việt như có thêm lõi cốt thép, khả năng chịu va đập rất tốt, khả năng chịu uốn lớn và kỹ thuật xây dựng mang tính công nghiệp cao. Trong điều kiện thị trường lao động Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, sản phẩm tấm panel ALC Viglacera sẽ giúp tiết giảm tối đa chi phí nhân lực bằng các biện pháp thi công nhanh, cơ giới hóa, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình, tiết giảm nhiều chi phí cho dự án.

Giải pháp xây dựng xanh cho các công trình

Thông thường, quan điểm về một công trình xây dựng đẹp với chất lượng cao đồng nghĩa với tốn nhiều thời gian và công sức thi công. Tuy nhiên, tấm panel ALC Viglacera với độ chính xác cao và giải pháp thi công đơn giản lại mang đến một quan điểm xây dựng hoàn toàn mới. Panel ALC Viglacera giúp nâng cao hiệu quả thi công nhờ việc rút ngắn thời gian xây dựng và giảm thiểu đáng kể chi phí nhân công.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Tấm panel ALC Viglacera được lựa chọn sử dụng tại tòa nhà Quốc hội Việt Nam.

Ưu điểm của các công trình sử dụng sản phẩm Panel ALC Viglacera là giá thành xây dựng cạnh tranh so với các loại vật liệu thông thường khác như gạch đất nung, tấm bê tông cốt thép, gạch cốt liệu… nhờ các yếu tố như: Tiết kiệm chi phí nhân công xây dựng, chi phí máy và chi phí quản lý dự án do rút ngắn thời gian thi công; tiết kiệm chi phí vật liệu kết cấu móng công trình do tải trọng tấm panel Viglacera rất nhẹ; tiết kiệm vật liệu vữa trát do lớp vữa xây và trát mỏng; tiết kiệm chi phí nhân công bảo trì, bảo dưỡng…

Đặc biệt, panel ALC Viglacera phù hợp với nhiều loại nhà kết cấu thép hay bê tông cho các công trình công nghiệp và thương mại. Quá trình thi công diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn khi sử dụng panel đúc sẵn có kích thước lớn.

“Sản phẩm tấm panel bê tông khí là hướng đi rất đúng đắn của Viglacera trong bối cảnh ngành Xây dựng Việt Nam còn mang nặng tính truyền thống như hiện nay. Đây chính là tiền đề rất tốt để Viglacera tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất tấm panel bê tông khí, hội nhập với nền công nghiệp VLXD quốc tế”, TS. Hoàng Minh Đức – Giám đốc Viện Chuyên ngành Bê tông, Viện IBST (Bộ Xây dựng) đánh giá.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Dây chuyền sản xuất tấm panel ALC Viglacera tại Nhà máy bê tông khí Viglacera.

Theo chia sẻ của đại diện Tổng Công ty Viglacera, được sản xuất bằng nguyên liệu vô cơ không độc hại, tấm panel bê tông khí chưng áp là vật liệu xanh thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng các chất thải rắn, tro xỉ nhiệt điện, chất thải thành nguyên liệu thô trong sản xuất. Đây là một trong những phương án mang lại hiệu quả cao nhất và mang tính khả thi nhất cho việc tìm các giải pháp vật liệu xây dựng xanh cho các công trình.

Với đặc tính thân thiện với môi trường, tấm panel ALC Viglacera đã được lựa chọn sử dụng làm tường bao che và tường ngăn cho nhiều chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng…

Nhiều dự án tiêu biểu đã có quá trình trải nghiệm, sử dụng sản phẩm và nhận được sự đánh giá rất cao của người tiêu dùng, của cộng đồng tư vấn thiết kế cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.

Có thể điểm danh các công trình nổi tiếng như Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, Dự án Bến du thuyền quốc tế tại Nha Trang, Tòa tháp Thiên niên kỷ Quang Trung – Hà Đông, Làng Việt kiều châu Âu…

Trong tương lai, tấm panel ALC sẽ sớm thay thế cho những nguyên vật liệu truyền thống nhờ vào việc ứng dụng công nghệ của CHLB Đức trong sản xuất, mang lại sự đột phá trong quá trình xử lý chất liệu phế thải công nghiệp ra môi trường.

Thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí trong xây dựng với tấm panel ALC Viglacera
Những công hàng bê tông khí chưng áp đầu tiên của Viglacera trên đường tới Australia.

Năm 2023, sản phẩm bê tông khí chưng áp (ACC/ ALC) của Viglacera đã nhận chứng nhận sản phẩm tiêu chuẩn cho công trình xanh bởi Singapore Green Building Council (SGBC), trở thành vật liệu đạt tiêu chuẩn sử dụng cho các công trình thân thiện môi trường tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt mới đây, sản phẩm bê tông khí chưng áp của Viglacera đã xuất khẩu thành công những công hàng đầu tiên sang Australia (Úc) – Thị trường tiềm năng nhưng khó tính và cạnh tranh với những yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng rất khắt khe. Điều này khẳng định, thương hiệu Viglacera đang có sức lan tỏa mạnh mẽ với uy tín và chất lượng cao, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường trong nước và quốc tế.

Đây chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để Viglacera nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa trong sản xuất đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới mang tính “tiên phong”, xứng đáng với sự tin tưởng của người tiêu dùng, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước hướng tới một nền công nghiệp vật liệu xanh.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do 789club ios phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đã có công văn giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

    10:22 | 21/09/2024
  • Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam): Đấu giá mỏ cát rộng hơn 6ha

    (Xây dựng) – Mỏ cát với diện tích 6,04ha tại điểm mỏ ĐB2B, xã Điện Thọ sẽ được UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh Hòa Thuận tổ chức vào ngày 18/10.

    10:19 | 21/09/2024
  • Bến Tre: Tiến trình và giải pháp tháo gỡ khó khăn khai thác một số mỏ cát

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình và dự án quan trọng quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh đã có những phát biểu quan trọng liên quan đến tiến trình khai thác các mỏ cát trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

    09:26 | 21/09/2024
  • An Giang: Khảo sát tình hình quản lý, khai thác cát trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 19/9, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy dẫn đầu đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý và khai thác khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

    09:17 | 21/09/2024
  • Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ

    (Xây dựng) – Mặc dù thị trường vật liệu xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, thách thức, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

    19:04 | 20/09/2024
  • Bài 2: Lấy công nghệ xanh làm trục cốt lõi, sản xuất xanh làm kim chỉ nam

    (Xây dựng) - Với slogan “Tiên phong công nghệ xanh”, 14 năm qua, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đang dần hiện thực hóa khát khao chuyển đổi xanh ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam. Các nhà máy sản xuất bê tông khí chưng áp, kính xây dựng, sứ vệ sinh, sen vòi, đá nung kết… của Viglacera đều có một điểm chung trong trục cốt lõi là ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất, tạo nên “dây chuyền xanh” khép kín, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất…

    16:07 | 20/09/2024
  • Bài 2: Tiềm năng phát triển vật liệu xanh còn rất lớn

    (Xây dựng) – Thị trường vật liệu xanh đã phát triển mạnh trong thời gian qua nhờ các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tiềm năng phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

    16:03 | 20/09/2024
  • Bài 3: Xanh hóa ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua, ngành Vật liệu xây dựng (VLXD) đã không ngừng đầu tư, đổi mới và phát triển. Các dây chuyền sản xuất theo công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nhiên liệu, nguyên liệu, khoáng sản, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường dần được thay thế. Phát triển VLXD đã từng bước được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

    16:00 | 20/09/2024
  • Bài 1: Đòn bẩy từ chính sách

    (Xây dựng) – Trong những năm gần đây, việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã có những bước đột phá lớn. Để có được sự phát triển nhanh chóng như vậy, không thể không nhắc đến vai trò của vật liệu xanh, nền tảng quan trọng để xây dựng lên những công trình xanh.

    14:25 | 20/09/2024
  • Bài 2: Carboncor Asphalt - giải pháp góp phần đưa ngành Xây dựng phát thải ròng bằng “0”

    (Xây dựng) - Theo thống kê, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng. Những số liệu cho thấy, trước sức ép của môi trường, việc phát triển vật liệu xanh đang trở thành xu thế tất yếu, mục tiêu không thể trì hoãn của ngành Xây dựng trước cam kết mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 của nước ta tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

    11:00 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load