Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 12/10/2024 07:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam

14:27 | 14/11/2023

(Xây dựng) – Trước những thách thức và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, thực tiễn đặt ra nhiệm vụ cấp bách làm thế nào để phát triển bao trùm, bền vững đi đôi với đẩy mạnh vai trò của khu vực đô thị. Do vậy việc tăng cường thể chế và nâng cao năng lực phát triển đô thị tại Việt Nam là rất cần thiết.

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam
TS. Phạm Văn Bộ - Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc Dự án ISCB phát biểu tại khóa đào tạo.

Bồi dưỡng thí điểm về phát triển đô thị bền vững

Các đô thị đã là động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam khi đóng góp lớn trong tổng GDP của cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” thiếu sự kiểm soát của các đô thị cũng làm nảy sinh các vấn đề phát sinh như: bất bình đẳng thu nhập, phát triển phi chính thức, thiếu hụt hạ tầng và dịch vụ cơ bản, thiếu hụt nhà ở, các vấn đề về sức khỏe do ô nhiễm và đại dịch cũng như suy thoái môi trường. Những thách thức kể trên sẽ gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa. Đặc biệt là các đô thị thứ cấp, sẽ phải đối mặt với thách thức lựa chọn hướng phát triển phù hợp, trong khi vẫn phải nỗ lực duy trì khả năng chống chịu cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững.

Vừa qua, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng (Học viện AMC) đã phối hợp cùng Chương trình định cư con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat) tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng thí điểm về phát triển đô thị bền vững trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam. Tham dự khóa đào tạo có các Chuyên gia quốc tế của UN-Habitat, giảng viên Học viện AMC, đại diện lãnh đạo của các Sở, ngành, thành phố, thị xã, phường trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Theo thông tin từ khóa đào tạo, nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các thành phố tăng cường cơ chế quản lý và quy hoạch đô thị tích hợp, UN-Habitat đã phối hợp với Bộ Xây dựng đề xuất Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” (Dự án ISCB).

Dự án gồm các Hợp phần: Nâng cao năng lực; Chính sách và pháp luật; Thí điểm. Dự án đã nhận được tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ – SECO để triển khai trong giai đoạn 2020 – 2025. UN-Habitat là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và điều phối tổng thể triển khai Dự án. Bộ Xây dựng đóng vai trò cơ quan chủ quản Dự án, Học viện AMC đóng vai trò chủ Dự án. Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là các đơn vị đồng triển khai Dự án và dự án hỗ trợ 03 thành phố được lựa chọn triển khai Hợp phần thí điểm.

Tại hợp phần 1 của Dự án ISCB, đã thực hiện xây dựng 06 module chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới về nâng cao năng lực quản lý Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững cho cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp. Khóa đào tạo tại Quảng Nam lần này gồm các nội dung chính như: Tổng quan Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), chương trình nghị sự đô thị mới (NUA) hướng tới phát triển đô thị bền vững; các thông điệp chính về các module; quy hoạch tích hợp trong phát triển đô thị Bền vững.

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam
Các chuyên gia quốc tế giảng dạy, trao đổi nội dung tại khóa đào tạo.

Quy trình quy hoạch tích hợp có sự tham gia; phát triển kinh tế địa phương gắn với định hướng phát triển đô thị bền vững; phát triển nhà ở phù hợp với khả năng chi trả; kiến tạo không gian đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc; đồng thuận giữa các bên liên quan trong phát triển đô thị bền vững; trao đổi thảo luận tổng hợp các nội dung.

Nâng cao năng lực để triển khai chính sách

Dự án ISCB được nhắc đến ở trên nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật của chính quyền cấp quốc gia và cấp địa phương để thúc đẩy phát triển đô thị bền vững. Theo đó, cung cấp các chương trình nâng cao và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp, thiết thực cho các thành phố; hỗ trợ thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo và cán bộ triển khai về việc lập kế hoạch đầu tư chiến lược và ra quyết định. Dự án còn góp phần tăng cường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho quy hoạch và quản lý đô thị tích hợp với sự tham gia của người dân. Đồng thời, thí điểm các dự án có hướng tiếp cận sáng tạo, thúc đẩy quy hoạch chiến lược liên ngành...

Trước đó, vào đầu năm 2021, tại một buổi Hội thảo về vấn đề có liên quan, TS.Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện AMC từng chia sẻ: “Học viện sẽ triển khai các khóa đào tạo cho cán bộ chính quyền trung ương cũng như địa phương. Chương trình đào tạo gồm các phương pháp tiếp cận, nội dung và cách thức triển khai văn bản quy phạm pháp luật về đô thị, cũng như các thực tiễn, thành công về quy hoạch và quản lý đô thị”.

“Trọng tâm chính hướng đến của các khóa đào tạo là triển khai các chính sách một cách hiệu quả, tăng cường năng lực cho cán bộ và lãnh đạo địa phương, cung cấp cho họ công cụ xây dựng ưu tiên đầu tư chiến lược, cũng như xây dựng và triển khai các sáng kiến giải quyết những thách thức và cơ hội trong phát triển đô thị”, TS. Hà nhấn mạnh.

Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam
Các học viên tham gia khóa học được tổ chức tại Quảng Nam

Sau thời gian triển khai dự án, kết quả kỳ vọng sẽ cải thiện năng lực của lãnh đạo Nhà nước và địa phương trong quy hoạch và quản lý đô thị; khuôn khổ pháp lý quốc gia có tính nhất quán được thành lập và củng cố cho việc quy hoạch và quản lý đô thị, cho phép thực hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Cùng đó, các biện pháp can thiệp sáng tạo áp dụng khuôn khổ pháp lý quốc gia, nêu bật được lợi ích của các phương pháp tiếp cận phát triển đô thị tích hợp và có sự tham gia của người dân được thực hiện thành công.

Khánh Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load