Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 02:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Tăng cường quản lý Nhà nước về bất động sản, giá đất ngừng tăng nóng

22:15 | 07/05/2021

(Xây dựng) - Với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản. Hiện tượng “sốt” đất ảo tại một số khu vực trong thời gian vừa qua đã được ngăn chặn và xử lý nghiêm, giúp thị trường dần ổn định trở lại.

tang cuong quan ly nha nuoc ve bat dong san gia dat ngung tang nong
Cơn sốt đất tại huyện Hớn Quản, Bình Phước vào tháng 2/2021 đến và tan rất nhanh (Ảnh: Việt Hoa).

“Cắt sốt” bất động sản

Sau Tết Nguyên đán, bất động sản nhiều khu vực trên cả nước có dấu hiệu sôi động trở lại. Các chuyên gia nhận định, việc giá đất tăng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Thuận,... khi các địa phương này đều có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, những Khu công nghiệp đã được phê duyệt chủ trương xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, dẫn tới giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật. Cùng với đó, những dự án có đủ pháp lý, vị trí thuận tiện và khu vực phát triển, đầu tư hạ tầng đồng bộ giá đất còn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, thị trường xuất hiện một nghịch lý, đó là tại một số khu vực trên địa bàn cả nước như: Thành phố Hà Nội (các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất…), Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Thủ Đức), thành phố Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên), tỉnh Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn), tỉnh Ninh Bình (huyện Gia Viễn), tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi), tỉnh Bình Phước (huyện Hớn Quảng), tỉnh Quảng Trị (huyện Gio Linh),... khi mới chỉ có thông tin quy hoạch, dự án, giá đất liên tục tăng đột biến gấp đôi, gấp ba so với giá trước đây trong thời gian ngắn, thậm chí kỳ vọng tăng gấp nhiều lần sau khi chính thức có quy hoạch, đã tạo ra những “cơn sốt” đất ảo tại địa phương.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, thủ phạm chính của các đợt “sốt” đất, “sốt” giá nhà, sốt giá đất nền là giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi, làm giá - thổi giá, lợi dụng “tâm lý đám đông - hám lợi”, cài “chim mồi” giao dịch mua bán giả tạo và thừa cơ hội “đục nước béo cò”, trục lợi bất chính và trong một số trường hợp đã có sự móc nối, tiếp tay, “chống lưng” của cán bộ cơ sở.

Những “cơn sốt” đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư, ảnh hưởng đến an sinh và trật tự xã hội.

Trước hiện tượng “sốt” đất, giá đất tăng chóng mặt, xuất hiện nhiều nơi từ Bắc vào Nam, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương quyết liệt vào cuộc và có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm hiện tượng “sốt” đất ảo ở một số địa phương. Kết quả theo ghi nhận, từ tháng 4/2021, nhiều nơi đã có dấu hiệu dứt “cơn sốt” đất. Không còn những khung cảnh nhộn nhịp, hàng loạt các đoàn xe ô tô, người mua kẻ bán tấp nập như thời gian trước.

Theo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2021 của Bộ Xây dựng, tình trạng giá đất tăng nóng cục bộ tại một số địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các chỉ đạo, thông báo công khai cũng như cảnh báo tới các nhà đầu tư, người dân về quy hoạch, kế hoạch thực hiện, tình hình triển khai các dự án trên địa bàn.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Mai Văn Phấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết: Tổng cục Quản lý Đất đai đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố nhằm chấn chỉnh tình trạng “sốt” đất, trong đó có yêu cầu các địa phương phải công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Sau khi các địa phương công khai thông tin, tình trạng “sốt” đất có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giải pháp ngăn chặn “sốt đất” ảo tái phát

Tuy nhiên, một trong những xu hướng đáng chú ý nhất tại Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra là dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư luôn “mặn mà” với phân khúc đất nền khi đánh giá đây là nơi trú ngụ an toàn của dòng tiền, do vậy cần luôn cảnh giác trước sự tái diễn của hiện tượng “sốt” đất này.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, về giải pháp ngăn chặn “sốt” đất trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề nghị các địa phương cần tập trung hoàn thiện và phê duyệt các đồ án quy hoạch, chú ý tới các dự án phát triển đô thị, nhà ở, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đảm bảo đầy đủ các tính pháp lý cho các dự án bất động sản.

Các địa phương phải tổ chức công bố công khai thông tin quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án để minh bạch thông tin, ngăn chặn tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá đất và trục lợi.

Các địa phương phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để xảy ra việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chia tách, phân lô và bán đất nền ở các khu vực chưa được phép đầu tư; Quản lý tốt hoạt động mua đi bán lại các giao dịch bất động sản trao tay nhiều lần nhằm kiểm soát tốt hơn việc tăng giá đất. Các địa phương cũng cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp đầu tư kinh doanh bất động sản không đúng quy định, các dự án “ma”, các dự án không đủ hồ sơ pháp lý kinh doanh bất động sản…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các trình tự, thủ tục đầu tư bất động sản, nhất là các thủ tục về giao đất, đầu tư và xây dựng để các dự án đảm bảo đầy đủ tính pháp lý.

Ông Mai Văn Phấn - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết: “Do công tác quản lý thị trường bất động sản được triển khai chưa thấu đáo nên xuất hiện tình trạng môi giới lợi dụng, gây nóng thị trường. Chúng tôi tiếp thu bài học này để trong cơ chế chính sách cũng như tổ chức thực hiện phải có sự kiểm tra, giám sát tốt hơn.”

Được biết, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi cũng đã lập kế hoạch kiểm tra vấn đề quản lý đất đai tại 26 tỉnh, thành phố trong thời gian tới.

Từ phía Ngân hàng Nhà nước cho hay: Đối với lĩnh vực bất động sản, ngành Ngân hàng luôn quan tâm và giám sát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực này trong thời gian qua. Việc kiểm soát dòng tiền vào bất động sản đã được Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ và thường xuyên đưa ra cảnh báo.

Nhìn chung, hiện tượng “sốt” đất có thể bùng phát trở lại, bên cạnh các giải pháp mạnh mẽ của các bộ ngành, chính quyền địa phương, người dân cũng cần nâng cao nhận thức, tìm hiểu kỹ pháp lý đất đai để không bị dao động bởi những thông tin không đầy đủ và tạo ra những “cơn sốt” ảo.

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

    (Xây dựng) - Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) bị mất sổ đất canh tác nông nghiệp vào khoảng năm 2012. Đến năm 2019, gia đình bà lên xã để trình báo thì cán bộ địa chính xã yêu cầu photo 1 số giấy tờ và đơn trình báo mất sổ, đơn xin cấp lại Giấy (sổ) chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác nông nghiệp.

    15:40 | 21/09/2024
  • HUD phát huy trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động tại dự án nhà ở xã hội An Sinh

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng tại dự án Khu nhà ở xã hội An Sinh, thuộc Khu đô thị Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, khẳng định cam kết của doanh nghiệp không chỉ trong xây dựng mà còn trong các hoạt động vì cộng đồng.

    19:46 | 20/09/2024
  • Thanh Hóa: Tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội vẫn chậm

    (Xây dựng) - Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm tại cuộc họp đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc triển khai thực hiện các dự án là chậm so với yêu cầu.

    19:00 | 20/09/2024
  • Bài 3: Đầu tư phát triển bất động sản xanh

    (Xây dựng) - Không chỉ là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) hàng đầu Việt Nam, Tổng Công ty Viglacera - CTCP còn là nhà đầu tư bất động sản uy tín. Đến nay, Viglacera đã đầu tư và đưa vào vận hành 15 khu công nghiệp trong và ngoài nước; 18 dự án khu đô thị nhà ở; 1 khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao. Ở cả 3 lĩnh vực bất động sản công nghiệp, đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, Viglacera đều đã và đang phát triển các dự án xanh.

    18:02 | 20/09/2024
  • Bài 2: Giải pháp “xanh” cho nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Trong những năm qua, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) không ngừng tăng cao và được coi là phân khúc chính của thị trường bất động sản. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm NƠXH là nhà ở giá rẻ nên hầu như một số tiêu chí tiện nghi chưa được quan tâm, trong đó có tiêu chí "xanh", tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như vì lợi ích lâu dài của người dân, việc đưa ra các giải pháp “xanh” cho các dự án NƠXH, thu nhập thấp là vô cùng cần thiết.

    15:02 | 20/09/2024
  • Bến Cát (Bình Dương): Xử lý triệt để các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn

    (Xây dựng) – “UBND thành phố Bến Cát chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận trong việc khắc phục các khu – điểm nhà ở tự phát. Trong quá trình rà soát, làm việc nếu chủ đầu tư không phối hợp và có dấu hiệu lừa đảo, thu lợi bất chính từ việc phân lô bán nền sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật…” - Đó là chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Bến Cát tại cuộc họp công tác khắc phục, hoàn thiện các khu – điểm nhà ở tự phát trên địa bàn được tổ chức mới đây.

    14:39 | 20/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Siêu dự án One Central HCM lại “đắp chiếu”

    (Xây dựng) - Sau nhiều lần thay tên, đổi chủ, dự án One Central HCM sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) lại tiếp tục “đắp chiếu” khiến người dân vô cùng xót xa.

    14:14 | 20/09/2024
  • Bài 1: Phát triển NƠXH “xanh”: Xu hướng tất yếu

    (Xây dựng) – Hiện nay, các đô thị Việt Nam đang phát triển theo xu hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, đô thị xanh, đô thị thông minh. Cùng với các công trình nhà ở cao cấp, các dự án NƠXH cũng đang được xây dựng theo xu hướng xanh với các tiêu chuẩn/tiêu chí “xanh” cho công trình, bao gồm đầy đủ tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiết kiệm điện năng, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng đời sống người dân...

    13:19 | 20/09/2024
  • Thái Nguyên: Công bố công khai thông tin nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu dân cư Đại Thắng

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thái Nguyên vừa công bố công khai thông tin nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu dân cư Đại Thắng, thành phố Phổ Yên.

    11:18 | 20/09/2024
  • Chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ quy hoạch nào?

    (Xây dựng) – Ông Nguyễn Tài (Sóc Trăng) mua được 500m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đều thể hiện đất ở đô thị, tuy nhiên quy hoạch xây dựng của thị trấn nơi có đất lại quy hoạch đất công viên. Vậy, ông Tài xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị được không?

    09:04 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load