Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 03:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Quảng Ninh: Cảng Con Ong - Hòn Nét, “đụn vàng” trời cho

10:24 | 17/03/2021

(Xây dựng) - Quảng Ninh đang nghiên cứu quy hoạch xây dựng, nâng cấp cảng nổi Con Ong - Hòn Nét trên vịnh Bái Tử Long, các chuyên gia cho rằng đây là đường cũ nhưng bước đi mới về khai thác tiềm năng kinh tế biển mà bấy lâu nay địa phương có “vỡ vạc nhưng chưa thâm canh”.

quang ninh cang con ong hon net dun vang troi cho
Cảng Con Ong - Hòn Nét có chiều dài luồng hàng hải trên 17,5km gồm 73 điểm neo đậu.

So với các tỉnh cùng bám theo đường cong hình chữ S địa đồ Việt Nam hướng ra biển Đông thì Quảng Ninh có lợi thế nhất về kinh tế cảng biển với 250km bờ biển, trên 6.000km2 mặt biển, 6 khu vực hàng hải có khả năng kết nối với các tỉnh lân cận bằng các phương thức vận tải khác nhau. Đặc biệt là khả năng kết nối bằng đường bộ với 5 cửa khẩu, lối mở giao thương biên mậu quốc tế với thị trường tỷ dân, các nước châu Á và khu vực (gần đây còn có Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn).

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Quảng Ninh đã xác định cảng biển là kinh tế mũi nhọn. Tháng 7/1996, việc xây dựng cảng nước sâu Cái Lân có thể tiếp nhận được tàu biển có trọng tải 40.000-50.000DWT với công suất thiết kế từ 5-8 triệu tấn hàng hóa qua cảng/năm cùng với hệ thống giao thông đường sắt Cái Lân-Yên Viên, cảng xăng dầu B12 - cảng đầu mối xăng dầu phía Bắc với hệ thống kho tàng công trình vận tải ngầm lớn nhất Việt Nam đã kỳ vọng trở thành cảng nước sâu số 1 tại khu vực cảng biển phía Bắc.

Nhìn lại ba thập kỷ qua, Quảng Ninh có đề ra chủ trương kinh tế biển là mũi nhọn. Nhưng ở thời điểm năm 2018, dịch vụ cảng biển trong GRDP mới đạt 0,42%. Kinh tế biển chưa thực sự đóng vai trò là mũi nhọn, sơ bộ đánh giá còn có nhiều hạn chế. Về khách quan tuyến đường sắt Cái Lân - Yên Viên, huyết mạch chủ của cảng nước sâu Cái Lân do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, đoạn Cái Lân - Kép xây dựng thất cách, khổ đường ray không ăn nhập được với hệ thống đường sắt quốc gia. Còn một số bến cảng như cảng Mũi Chùa tại Tiên Yên có khả năng kết nối với các tỉnh như Lạng Sơn nhưng không thực hiện được vì giao thông đường bộ kết nối từ cảng đến các tỉnh Tây Bắc là con đường Quốc lộ 4 lưu dùng từ thời Pháp, có nâng cấp đoạn Lạng Sơn - Quảng Ninh nhưng cũng chỉ ở mức độ đường miền núi cấp IV, giao thông khó khăn...

quang ninh cang con ong hon net dun vang troi cho
Cảng Con Ong - Hòn Nét đón được tàu trọng tải từ 120.000-150.000 tấn, tàu 180.000 tấn từng cập bến an toàn.

Có thể dễ dàng nhận thấy, không chỉ ở Quảng Ninh mà ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước nguồn thu từ bất động sản đã thu hút nhiều ngành và ngành công nghiệp không khói bung ra có sức quyến rũ mạnh. Cảng dầu B12, đón một tàu dầu bằng nguồn thu thuế cả năm của một khách sạn 5 sao cũng từng suýt rơi vào tay doanh gia du lịch. Hiện nay tại vịnh Cửa Lục mức độ đô thị hóa quá nhanh, thượng nguồn lại bị khai khoáng mất rừng và đổ thải mỏ than... Chung quy là thiếu các giải pháp môi trường dẫn đến cảng Cái Lân bị sa bồi, mớn nước nông dần, chỉ còn luồng hàng hải là khả dĩ (nhưng hàng năm chi phí nạo vét quá lớn), khi nước triều cạn nhiều đoạn luồng lạch trơ đáy.

Doanh nghiệp khai thác cảng biển ở Quảng Ninh thiếu tính chuyên nghiệp trong nghề. Cụ thể, tại Thông tư số 06/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về cửa khẩu nhập ôtô dưới 16 chỗ ngồi vào Việt Nam từ ngày 8/5/2019 gồm 5 cảng biển trong đó có cảng Cái Lân, mà cảng này đã từng nhập khẩu mỗi năm trên 6.200 chiếc ôtô “sang”, lợi thu 5 nghìn tỷ, thế nhưng hiện nay lại bị tuột vào tay cảng Hải Phòng.

Trở lại cảng Con Ong - Hòn Nét, đây là cụm cảng nổi trên vịnh Bái Tử Long có vùng neo đậu lặng sóng rộng lớn. Trong đó, khu vực cảng Hòn Nét có chiều dài luồng hàng hải trên 7km gồm 29 điểm neo đậu, tiếp nhận được tàu trọng tải từ 120.000 tấn hoặc lớn hơn; khu vực hòn Con Ong có chiều dài âu luồng trên 10,5km, gồm 44 điểm neo đậu, tiếp nhận tàu tải trọng đến 65.000 tấn.

Năm 2020, trong hoàn cảnh thực hiện mục tiêu kép vừa kinh doanh và chống dịch Covid-19, cảng Con Ong - Hòn Nét đón 4.220 lượt tàu biển quốc tế, 27.890 phương tiện thủy nội địa với khối lượng hàng hóa trên 76 triệu tấn (hiện toàn quốc có 32 cụm cảng biển, trong đó 14 cảng biển loại I và IA, 18 cảng biển loại II, hàng hóa thông qua cảng 640-680 triệu tấn/năm), thu ngân sách xuất, nhập khẩu cho Nhà nước trên 5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,92% so với năm trước, một con số khiến cả làng cảng biển Việt Nam ngưỡng mộ.

quang ninh cang con ong hon net dun vang troi cho
Năm 2020, cảng này đón 4.220 lượt tàu biển quốc tế, 27.890 phương tiện thủy nội địa với khối lượng hàng hóa trên 76 triệu tấn.
quang ninh cang con ong hon net dun vang troi cho
Và thu ngân sách xuất nhập khẩu cho nhà nước trên 5 nghỉn tỷ đồng, tăng 13,92% so với năm trước.

Lật lại phép tính so sánh thiệt hơn trong làng cảng biển cận lân, một chuyên gia cảng biển từng làm công tác tại khu vực cảng biển thành phố Hải Phòng cho biết: Quảng Ninh có nhiều lợi thế tự nhiên thuận lợi phát triển thế kinh tế cảng biển hơn hẳn Hải Phòng. Với dẫn chứng, hệ thống cảng của Hải Phòng chủ yếu nằm trên sông lạch, luồng nhỏ hẹp, giao thông kết nối bến cảng với hệ thống đường bộ quốc gia xa, đường sá luôn ách tắc. Hệ thống cảng Hải Phòng còn có hạn chế, công trình cũ xây dựng manh mún, chật hẹp, cùng cốt nền với khu dân cư, xung đột về giao thông. Trong khi đó cụm cảng Cái Lân lại ở ngay trung tâm đô thị thành phố Hạ Long giao thông thuận tiện. Nhưng Quảng Ninh kém xa Hải Phòng về tính chuyên nghiệp khai thác kinh tế cảng biển. Sự tụt hậu về hoạt động tiếp thị, về đầu tư kho bãi thiết bị bốc xếp, các dịch vụ logistics hậu cần thương mại. Khi đó cảng Hải Phòng có lực lượng marketing, bám chân hàng viễn dương, đội thợ tinh nhuệ bốc xếp hàng hóa giải phóng tàu nhanh, máy móc làm hàng chuyên dụng đồng bộ, kho bãi có mái che chứa hàng vạn chiếc ô tô nhập khẩu... tương quan lực lượng, Hải Phòng “ăn đứt” Quảng Ninh về tay nghề cảng biển, do vậy Quảng Ninh từng bị tuột tay mối hàng quý là vấn đề không thể chủ quan dựa vào tiềm năng.

Nay, Quảng Ninh như định vị lại mũi nhọn kinh tế cảng biển, có Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chuyên đề về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển; theo đó là một đề án phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nghiên cứu quy hoạch phát triển cảng Con Ong - Hòn Nét, cảng xây dựng mới tiên tiến, hiện đại, đa ngành, đáp ứng được yêu cầu xuất nhập khẩu các ngành hàng kinh doanh có điều kiện như khí ga hóa lỏng, hóa chất, vật liệu mới... các mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Hệ thống hải cảng trên diện tích 350ha, 118ha cảng tổng hợp, nạo vét luồng lạch để có thể đón tàu 200.000 tấn ra vào an toàn. Trên bờ mở một con đường bộ rộng từ 4-6 làn xe, dài trên 10km kết nối với đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái... tổng công trình khái toán đầu tư 3.100 tỷ đồng.

Cảng Con Ong - Hòn Nét một vùng thủy diện rộng lớn, nước sâu, lặng sóng, lại thuận lợi giao thông thủy bộ, đường không... như một “đụn vàng” trời cho Quảng Ninh.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load