Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 18/11/2024 12:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Quảng Bình: Kiểm tra, giám sát chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

19:14 | 01/03/2022

(Xây dựng) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị chủ rừng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

quang binh kiem tra giam sat chuyen muc dich su dung rung sang muc dich khac
Việc san gạt, xây dựng công trình chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, với diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp trên 615.530ha, chiếm 76,9% diện tích đất tự nhiên, Quảng Bình là một trong số những tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng cao, đứng thứ 2 toàn quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì diện tích đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp cũng là không gian để xác lập quỹ đất xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, song song với việc quản lý chặt chẽ và thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì việc triển khai đảm bảo khối lượng, chất lượng trồng rừng thay thế là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo rà soát dự án đầu có liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp để hướng dẫn chủ dự án thực hiện thủ tục về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định. Kiểm tra đối với dự án thực hiện trên diện tích có rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý những trường hợp tác động rừng khi chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định.

Kiểm tra, giám sát đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng của các dự án đã hoàn thành thủ tục về chuyển mục đích sử dụng rừng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng rừng ngoài phạm vi cho phép.

Các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ đối với toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với dự án thực hiện trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa phận quản lý của đơn vị.

Không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, tự ý san lấp mặt bằng diện tích có rừng khi chưa có quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng của cấp có thẩm quyền. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý những trường hợp tác động rừng khi chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định.

Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền, địa phương tăng cường tra phát hiện, ngăn chặn và tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhất là trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng sau khi đã được giao rừng.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: UBND cấp huyện, thành phố chủ động thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn. Khi tham mưu ban hành Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất có liên quan đến đất rừng phải thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành về số liệu cũng như việc theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp trên theo quy định. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo việc giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Năm 2022, HĐND tỉnh Quảng Bình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn để thực hiện 06 công trình, dự án, với tổng diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng là 80.339,3m2.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đâu là nguyên nhân khiến giá biệt thự, liền kê tăng vọt?

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng cho biết, theo khảo sát thì phân khúc biệt thự, nhà ở liền kề trong dự án có một lượng lớn dòng tiền của nhà đầu tư dài hạn lẫn người mua ở thực, vẫn giao dịch mạnh trong quý III/2024; vị trí thuận lợi, hạ tầng phát triển là yếu tố khiến giá loại hình bất động sản này tăng vọt.

  • Thị trường chung cư Hà Nội tăng trưởng liên tiếp

    (Xây dựng) - Thị trường chung cư sơ cấp quý III/2024 tiếp tục tăng trưởng, nguồn cung căn hộ mở mới đạt gần 8.700 căn, tăng 2% theo quý và tăng 208% theo năm do nhiều phân khu và dự án mới ra hàng tại khu Tây và khu Đông.

  • Gia Lai: Gỡ khó thủ tục đất đai - trao quyền cấp giấy chứng nhận cho chi nhánh huyện

    (Xây dựng) - Ngày 1/11/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai ban hành Quyết định số 162 chính thức phân quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện, thị xã, thành phố. Sự đổi mới này được kỳ vọng sẽ giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng tính trách nhiệm và tính chủ động của các đơn vị địa phương trong công tác quản lý đất đai.

  • Kon Tum: Ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mới

    (Xây dựng) - Ngày 15/11, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 69/2024/QĐ-UBND về khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhà chung cư, đảm bảo quyền lợi cho cả chủ sở hữu lẫn người sử dụng.

  • Phát triển nhà ở khu vực ngoài đô thị: Cơ hội và thách thức cho Kon Tum

    (Xây dựng) - Tỉnh Kon Tum, với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đang đặt ra một hướng đi mới trong chiến lược phát triển hạ tầng. Quyết định số 66/2024 của UBND tỉnh Kon Tum về việc quy định cụ thể các địa điểm phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực ngoài đô thị không chỉ là một bước tiến pháp lý, mà còn mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống người dân.

  • Hà Nội: Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê

    (Xây dựng) – Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp bị bỏ không hàng thập kỷ qua sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê trong thời gian tới, theo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tại cuộc họp mới đây về tình hình 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load