Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 16:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Bài tham dự cuộc thi “Phát triển công trình xanh”

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng (Kỳ III)

07:00 | 20/09/2023

Kỳ III: Giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam

(Xây dựng) - Nhằm thúc đẩy phát triển công trình xanh (CTX) tại Việt Nam, nhiều mục tiêu, chương trình, giải pháp cụ thể đã được các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đề cập, đề xuất…

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng (Kỳ III)
Dự án Ecohome 3 của Capital House đạt chứng chỉ CTX EGDE.

Đầu tư CTX đắt ra sao?

Trở lại câu chuyện từ kỳ II về việc đầu tư CTX có thể tăng chi phí hơn so với công trình xây dựng bình thường, nói nôm na là đắt. Vậy thực sự, đầu tư CTX đắt như thế nào?

Ông Trịnh Tùng Bách - nguyên Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Capital House, nay là chuyên gia tư vấn CTX độc lập cho biết: Việc phát triển xanh hoàn toàn không khó, không quá đắt nếu chủ đầu tư tiếp cận ngay từ ban đầu, có cái nhìn nhìn tổng quan về CTX, từ giai đoạn lên ý tưởng kiến trúc, thiết kế đến lựa chọn vật liệu, thiết bị, công nghệ sử dụng trong tòa nhà… Khi đó, chi phí đầu tư thấp.

Nhưng nếu đầu tư xanh vào giai đoạn sau, việc điều chỉnh thiết kế, thay thế vật liệu xanh, thiết bị, công nghệ hiệu quả năng lượng cho công trình sẽ khiến chi phí đội lên cao.

Bà Đỗ Ngọc Diệp - Quản lý Chương trình CTX tại Việt Nam của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cũng cho rằng: Đầu tư xanh có nhiều mức độ, mức nhỏ nhất có thể tiết kiệm giảm 20% năng lượng sử dụng, mức lớn nhất là công trình tự cân bằng năng lượng, phát thải ròng bằng 0 - Net Zero. Doanh nghiệp tham vọng làm xanh đến đâu thì đầu tư ở mức đó. Chi phí đầu tư xanh sẽ tăng lên tương ứng theo mức mà doanh nghiệp chọn.

Theo bà Diệp, công cụ đánh giá CTX EDGE của IFC được xây dựng chính là để cho doanh nghiệp tham chiếu, từ biết rõ đầu tư xanh phụ trội chi phí bao nhiêu, đắt hay rẻ.

“Đơn cử, với mức đầu tư xanh nhỏ nhất là giảm 20% tiêu hao năng lượng và thiết kế xanh ngay từ đầu thì chi phí đầu tư cho CTX hoàn toàn không tăng thêm so với công trình thông thường”, bà Diệp cho biết.

Ông Đặng Văn Thắng là người trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng dự án Capital Place tại Hà Nội của Tập đoàn CapitaLand cho biết: Khi dự án triển khai nửa chừng thì tư vấn giải pháp xanh mới vào nên chi phí đầu tư có tăng lên. Nhưng vì lợi ích lâu dài CTX đem lại trong suốt quá trình vận hành nên CapitaLand vẫn chấp nhận chi phí phụ trôi, đầu tư công trình đạt và đã được chứng nhận CTX LEED hạng vàng.

Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng (Kỳ III)
Công trình xanh Diamond Lotus Riverside.

Đề xuất tiếp cận nguồn vốn và tài chính xanh

Trước những rào cản đề cập ở kỳ II bài viết, vậy đâu sẽ là giải pháp thúc đẩy phát triển CTX tại Việt Nam?

Theo các doanh nghiệp, muốn phát triển CTX hiệu quả thì phải có hành lang pháp lý mạnh mẽ. Ông Nguyễn Minh Hà - Phó Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển, Công ty Cổ phần Văn Phú Invest đề xuất: Cơ quản quan lý Nhà nước cần sớm ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn về CTX và các chính sách hỗ trợ công trình đạt xanh. Các quy định phải rõ hơn, cụ thể hơn trong văn bản pháp lý.

Bộ Xây dựng cùng các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần sớm có tiêu chuẩn về vật liệu xanh đầu vào, “dán nhãn” chứng nhận cho vật liệu xanh…

Ông Philip Đặng Minh Phương - Giám đốc điều hành miền Bắc Saint Gobain Việt Nam chia sẻ, một trong những ý tưởng có thể giúp quá trình xác nhận CTX nhanh hơn chính là tạo ra một danh sách vật liệu xanh. Giống như tại Singapore, họ sử dụng danh sách xanh của vật liệu, giúp doanh nghiệp xác nhận thông tin nhanh hơn, công bằng và minh bạch hơn. Từ đó, thiết kế, thẩm định, cấp chứng chỉ xanh cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, thay vì như hiện nay, thẩm định phải kiểm tra các nguồn vật liệu có đạt các tiêu chí về xanh hay không.

Đại diện các doanh nghiệp kỳ vọng tiếp cận các quỹ tài chính xanh, gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi. Ông Douglas Lee Snyder - Giám đốc điều hành Hội đồng CTX Việt Nam cho rằng: Các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn tài chính xanh là góp phần tạo sự công bằng, mọi người đều có cơ hội tiếp cận toàn nhà xanh, được sống trong tòa nhà xanh. Hiện nay các tổ chức định chế tài chính lớn như IFC, KfW của Đức hỗ trợ các dự án phát triển, trong đó có cho vay các nguồn vốn xanh, tín dụng ưu đãi.

Ông Vũ Hồng Phong - Chuyên gia về CTX của IFC cũng cho biết: IFC tạo ra thị trường CTX để cho các định chế tài chính cũng như các ngân hàng, các quỹ đầu tư cùng tham gia. Để cho doanh nghiệp chạm đến nguồn vốn và tài chính xanh, cần phải sớm tháo gỡ cơ chế để các định chế tài chính có thể tham gia được vào thị trường. Khi các ngân hàng tham gia thị trường CTX thì thị trường sẽ sôi động hơn, giúp các chủ đầu tư tiếp cận nguồn vốn và tiếp tục phát triển CTX.

Ông Hà Tất Thắng - Đại diện Tập đoàn Capital House đề xuất: Triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, ngân hàng đang áp dụng ưu đãi cho vay đầu tư nhà ở xã hội thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay thương mại. Chúng tôi đề xuất các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng, hình thành quỹ tài chính xanh hợp lý, có thể áp dụng ưu đãi giống như cho vay đầu tư nhà ở xã hội cho CTX.

Đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng Chính phủ cần có cơ chế như miễn giảm các loại thuế, phí có liên quan, nhằm thúc đẩy phát triển các CTX, công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả…

Cần triển khai tổng hòa các giải pháp

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho rằng: Để phát triển CTX, thúc đẩy chuyển đổi xanh của ngành Xây dựng hiệu quả thì cần thực hiện một số giải pháp trọng yếu. Đó là chú trọng việc nghiên cứu, lồng ghép, tích hợp các vấn đề về xanh trong quá trình xây dựng; ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành để đáp ứng mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tập trung nghiên cứu để xây dựng khung pháp lý cho các loại hình công trình, đô thị như công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng 0, đô thị xanh, đô thị phát thải thấp, đô thị trung hòa carbon…

Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cần được thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành mới để tích hợp, điều chỉnh, bổ sung các quy định, yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật nhằm hướng dẫn, thúc đẩy, hỗ trợ các dự án, công trình xây dựng thiết kế, thi công xây dựng, vận hành đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, CTX, phát thải thấp, trung hòa carbon.

Bên cạnh đó, lồng ghép phát triển CTX với các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch có liên quan cấp quốc gia và của Ngành. Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường nhận thức, năng lực chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng liên quan, đáp ứng các yêu cầu về quản lý, nghiên cứu, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, đánh giá, chứng nhận, quản lý vận hành các dự án, công trình, sản phẩm VLXD xanh.

PGS.TS Vũ Ngọc Anh cho biết, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, cơ chế ưu đãi phát triển các dự án, CTX như ưu đãi về thủ tục, tín dụng xanh, các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch.

Đặc biệt, sẽ tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển các CTX, giảm phát thải, trung hòa carbon cả ở phía các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng cơ chế, chính sách và phía các chủ đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu, trang thiết bị, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công xây dựng và người sử dụng công trình…

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương) cho biết: Hiện nay, Bộ Công thương đã hoàn thành báo cáo rà soát Luật Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, đã trình Chính phủ quý II/2022.

Theo tiến độ dự kiến, Chính phủ trình Quốc hội đưa dự án Luật Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả (sửa đổi) vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2024; xem xét và thông qua vào năm 2025.

“Trong dự thảo Luật sửa đổi sẽ làm rõ các giải pháp, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính ưu đãi cho công trình sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả”, ông Vũ cho biết.

Đến từ Viện Chiến lược, ông Mai Xuân Dung - Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí môi trường đối với các dự án được vay tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Đây là quyết định quan trọng vì các dự án được đưa vào danh mục sẽ phải thật sự xanh và được công nhận. Những dự án này sẽ nhận được chính sách ưu đãi như có thể vay các nguồn tín dụng xanh, hỗ trợ về tỷ suất, phát hành trái phiếu huy động nguồn vốn...

Đối với các công trình xây dựng, ông Dung đề nghị tới đây Bộ Xây dựng quan tâm, hỗ trợ, cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đưa được các dự án CTX vào danh mục. Nhưng CTX phải rõ từ định nghĩa, tiêu chí đến quy chuẩn, tiêu chuẩn…

“Các tiêu chí CTX phải rõ ràng thì mới xem xét đưa được vào danh mục, các ngân hàng yên tâm cho vay”, ông Dung nhấn mạnh.

Với các giải pháp tổng hòa nói trên, hy vọng thời gian tới, việc phát triển CTX sẽ tăng tốc, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do 789club ios phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Đại Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đẩy mạnh nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh tại Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 1/10, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ngành, thành phố, huyện tại địa phương.

    10:59 | 01/10/2024
  • Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Sáng 30/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (Techconnect and Innovation Vietnam 2024) do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức, đã diễn ra Diễn đàn công nghệ ngành Xây dựng.

    23:28 | 30/09/2024
  • Quảng Ngãi: Ra mắt ứng dụng di động phục vụ chính quyền và người dân

    (Xây dựng) - Chiều 30/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đã chủ trì Lễ khai trương và phát động cài đặt, sử dụng ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện đánh dấu cho bước tiến mới trong công tác chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi.

    22:16 | 30/09/2024
  • Xây dựng nền kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Ngày 26/9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024. Việc Việt Nam xếp hạng thứ 44 là minh chứng cho sự phát triển tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc tế, thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

    08:55 | 30/09/2024
  • Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững -  công cụ quan trọng trong hoạch định phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến góp ý Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập “Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”.

    14:51 | 29/09/2024
  • Hậu Giang: Phổ biến Mô hình thông tin công trình (BIM)

    (Xây dựng) – Sáng 27/9, Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng phối hợp với Sở Xây dựng Hậu Giang tổ chức Hội thảo phổ biến Mô hình thông tin công trình (BIM - Building Information Modeling) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

    17:04 | 27/09/2024
  • Ứng dụng BIM vào thi công dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

    (Xây dựng) - Áp dụng BIM trong các dự án giao thông có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và rút ngắn 12-15% thời gian thi công so với các phương pháp truyền thống.

    10:09 | 27/09/2024
  • Hà Nội: Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 23/9/2024 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia, ngày chuyển đổi số Thành phố Hà Nội năm 2024.

    15:13 | 26/09/2024
  • Hội thảo quốc tế lần thứ hai về khoa học sự sống nano: Công nghệ nano sinh học, lý sinh và tính toán

    (Xây dựng) - Hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học, và nghiên cứu sinh từ 19 quốc gia trên thế giới đã tham dự Hội thảo quốc tế lần thứ hai về khoa học sự sống nano: Công nghệ nano sinh học, lý sinh và tính toán” (NanoBioCoM2024) diễn tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Hội thảo do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm ICISE, trường Đại học Phenikaa, Viện Nghiên cứu Khoa học Sự sống Nano thuộc Đại học Kanazawa (Nhật Bản) đồng tổ chức.

    11:54 | 26/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

    (Xây dựng) – Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng tham dự có Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi.

    21:58 | 25/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load