Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 22:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Ô nhiễm nguồn nước ngầm do chôn lấp rác thải bừa bãi

17:45 | 12/05/2020

(Xây dựng) - Tại Việt Nam, việc tái chế rác thải chưa phổ biến, 70% lượng rác thải hiện nay được xử lý bằng cách chôn lấp. Điều này đang là mối nguy hại cho nguồn nước ngầm và ảnh hưởng lớn đến môi trường.

o nhiem nguon nuoc ngam do chon lap rac thai bua bai
Ảnh minh hoạ.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng. Mặc dù, số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Trên cả nước có rất ít bãi chôn lấp có trạm xử lý nước rác: Trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội), trạm xử lý nước rác Hà Khẩu, trạm xử lý nước rác Quang Hanh (Quảng Ninh), trạm xử lý nước rác ở đèo Sen… Theo đánh giá của các chuyên gia thì nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) và nhà máy xử lý nước rác Gò Cát (thành phố Hồ Chí Minh) là đạt QCVN 5945 -2005 với hiệu quả xử lý cao. Tuy nhiên vẫn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời và ngay cả những nhà máy xử lý hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập.

Sở dĩ, phương pháp chôn lấp rác thải được các nhà máy ưu tiên sử dụng là do phương pháp này xử lý được khối lượng lớn chất thải, chi phí đầu tư, xử lý nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhược điểm đó là: Chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy chậm, gây ô nhiễm khu vực xử lý, lượng nước rò rỉ từ rác thải khi xâm nhập vào môi trường nó sẽ gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Theo thống kê của Viện môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% -16%. Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70%- 85%.

Hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị toàn quốc phát sinh 38.000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85%. Con số này ở nông thôn là 32.000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được khoảng 55%.

Xu hướng chung trên thế giới là phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, biến rác trở thành nguồn tài nguyên. Một số đô thị từng vận động người dân phân loại rác, nhưng khi rác ra khỏi hộ dân thì lại đổ chung lên một xe thu gom khiến công sức phân loại trở nên vô nghĩa.

Chất lượng nước mặt và nước ngầm hiện nay ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan và nước máy có tỷ lệ ô nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về vi sinh hay amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép. Môi trường nước ô nhiễm kéo nhiều căn bệnh nguy hiểm, những làng ung thư xuất hiện nhiều hơn nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.

Thực tế cho thấy, nếu cứ chôn lấp cộng với nhập khẩu rác thì các thế hệ tương lai sẽ phải sống chung với rác và môi trường ô nhiễm. Để hạn chế tối đa tình trạng này, các cơ quan chức năng cần yêu cầu cá nhân, tập thể... phải phân loại rác ngay tại nguồn; có thể thu phí vận chuyển rác tính theo cân nặng và phân mức theo biểu giá để người dân hạn chế rác thải; tăng cường và tăng mức xử phạt các trường hợp xả rác bừa bãi và xả rác nơi công cộng; phối hợp liên ngành để đưa ra những biện pháp xử lý triệt để.

Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp là phương pháp đã lỗi thời và phá hoại môi trường, nước rỉ ra từ rác sẽ làm ô nhiễm hệ thống nước ngầm. Chúng ta nên quan tâm và đầu tư các nhà máy xử lý rác và tái chế rác thải thành điện năng, phân bón và vật liệu tái tạo từ rác thải rắn... Đó mới là phương pháp xử lý đem lại lợi ích phát triển bền vững và thân thiện môi trường.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load